Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân L.V.A. (SN 1955, địa chỉ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), nhập viện trong tình trạng mệt mỏi nhiều, phù, vô niệu, tê bì bầm tím xuất huyết hai chân, đùi cẳng hai chân căng cứng, đau nhiều, hai chân lạnh và mất mạch khoeo - mu chân 2 bên...
Mấy ngày gần đây, nhiều trẻ mắc bệnh thận nguy kịch phải vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Nguyên nhân là các cháu bị bệnh nặng nhưng lại bỏ điều trị để sử dụng thuốc nam.
Câu chuyện cháu bé 3 tháng tuổi phải vật lộn giành giật sự sống trong 24 ngày qua ở Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ sau khi được gia đình cho sử dụng thuốc nam của thầy lang để chữa tiêu chảy đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng “tự ý” sử dụng thuốc hiện nay.
Mắc bệnh trĩ nhiều năm nay, nhưng không đi khám, chữa bệnh, nữ bệnh nhân 31 tuổi đã mua thuốc nam về bôi. Hai tuần sau, bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn gây hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn.
Bị bỏng nhưng không tới bệnh viện điều trị, nhiều người đi đắp lá, chữa thuốc nam không rõ nguồn gốc dẫn tới vết bỏng không những không khỏi, còn bị nhiễm trùng, hoại tử, sốt, tới viện cấp cứu phải điều trị dài ngày, tốn kém, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Ngày 10-8, BV Việt Đức khám, tư vấn miễn phí cho gần 200 bệnh nhân bị bệnh lý sỏi tiết niệu và u tuyến tiền liệt. Trong số bệnh nhân tới khám, có nhiều người sử dụng thuốc nam để chữa sỏi tiết niệu và u tiền liệt tuyến.
Cuối tuần vừa qua, lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS - TSKH Đỗ Tất Lợi (28-3-1919 - 28-3-2019) đã được tổ chức trang trọng cùng lúc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhiều kỷ niệm về ông đã được các thế hệ học trò và gia đình kể lại rất xúc động. Đối với tôi, ông không chỉ là thầy thuốc lớn mà còn là một con người rất yêu chữ nghĩa, văn chương...
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu cai nghiện thuốc lá. Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như sử dụng nhĩ châm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện dưỡng sinh, thuốc ngậm y học cổ truyền…
Theo suy nghĩ của nhiều người, mang trên mình căn bệnh ung thư đồng nghĩa với việc đối mặt với cái chết. Để tìm đường sống, ngoài việc điều trị tại bệnh viện, nhiều người còn cố gắng tìm kiếm những bài thuốc dân gian để hy vọng chữa khỏi bệnh.
Các bài thuốc nam phòng, chữa bệnh chó dại cắn trên thực tế đã được đồn thổi thêm công dụng trở thành huyền bí, huyễn hoặc, chưa được khoa học kiểm chứng, nghiên cứu có kết luận rõ ràng. Vì vậy, việc tiêm vaccine phòng bệnh chó dại cắn là rất cần thiết.
Trong gần 3 năm qua, toàn tỉnh Nghệ An có 39 trường hợp tử vong vì chó dại cắn. Điều đáng quan ngại, tất cả số nạn nhân này đều không tiêm vaccin, huyết thanh phòng dại mà sử dụng thuốc lá, thuốc nam, đông y.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa thông báo hơn 5 tháng đầu năm 2016 cả nước có 26 ca tử vong do bệnh dại. Tuy nhiên, hiện vacxin phòng dại đang khan hiếm tại Hà Nội, Thanh Hóa và một số địa phương, do nguồn nhập khẩu giảm sút. Cục Y tế dự phòng và Cục Quản lý dược đã làm việc với nhà sản xuất Sanofi Pasteur và các nhà phân phối vacxin dại tại Việt Nam để điều tiết.
Mùa hè là thời điểm mà số ca bỏng trẻ em nhập viện tại Viện Bỏng Quốc gia tăng cao hơn so với các thời điểm khác trong năm. Với tâm lý chủ quan của nhiều phụ huynh, nhiều ca bỏng xảy ra tưởng rằng rất đơn giản nhưng đã dẫn đến hậu quả nặng nề thậm chí là tử vong. Gần đây nhất là trường hợp của cháu Tuấn Anh, 13 tuổi, trú tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bị bỏng nặng do phóng điện khi đi câu cá dẫn đến tử vong.