#thi ca

Nhà văn Đỗ Chu âm thầm làm thơ từ lúc còn trẻ
08:07 17/01/2025

Đỗ Chu là một trong số ít các văn tài đặc biệt của xứ Bắc Hà, một số truyện ngắn và bút ký của ông được xếp vào hạng “đặc sản” truyền kỳ của dòng văn chương lịch lãm, thâm thúy suốt mấy chục năm qua.

Thơ Ngô Minh vẽ chân dung văn nghệ sĩ
10:49 04/01/2025

Nhà thơ Ngô Minh (1949-2018) quê nội Lệ Thủy (Quảng Bình), quê ngoại Vĩnh Linh (Quảng Trị), ông sống và sáng tác ở Huế cho đến cuối đời.

Hội xòe Bản Phủ
20:15 25/10/2024

Những lần lên Điện Biên Phủ, tôi mê nhất là xòe vòng của người Thái. Nhưng lần này vào hội ở Bản Phủ (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), không khí còn cuồng nhiệt hơn. Năm 2024 được coi là một xuân "Vàng" của tỉnh Điện Biên bởi đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Còn hội xuân ở Bản Phủ càng thêm linh thiêng khi vào lễ tế thánh Hoàng Công Chất.

Phan Đăng: "Thơ rơi lên tôi - kìa, trời đang chuyển dạ"
12:04 28/09/2024

“Ba mươi chín tuổi tôi nhận ra: “người” chỉ là một khái niệm, nên bắt đầu buông khái niệm. Buồn cười nhỉ, mấy chục năm cuộc đời, tôi di chuyển trong khái niệm mà cứ tưởng mình đi về trong cõi thực”.

Thi pháp trữ tình lãng mạn trong dòng thơ yêu nước 1945 - 1975
10:55 18/08/2024

Nhìn lại dòng thơ cách mạng kháng chiến 1945-1975, ta thấy phẩm chất chủ đạo và nổi trội nhất là tinh thần yêu nước mang tính chiến đấu với những khúc tráng ca có tính sử thi nhằm động viên người người, lớp lớp xông ra chiến trường trong cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, tôi hướng đến một phẩm chất đặc biệt khác của dòng thơ này, đó là thi pháp trữ tình lãng mạn đã làm nên sức sống trường tồn của thi ca đương đại.

Lý giải sao đây khi thơ mỗi ngày một ít người đọc?
10:26 01/06/2024

Cho đến những thập niên đầu của thế kỷ 21, có nhiều ý kiến cho rằng, dường như một thế kỷ “vàng son” của thi ca Việt Nam đã đi qua, và rằng thời đại của thi ca đã dần tắt trước sự “xâm lăng” của các loại hình văn hóa mới trước thời đại văn minh hội nhập toàn cầu của công nghệ thông tin và các phương tiện nghe - nhìn.

Nhà thơ Lưu Quang Vũ: Bó đuốc rực cháy
11:25 26/05/2024

Có lẽ những năm qua chúng ta chưa đánh giá đầy đủ những đóng góp của nhà thơ Lưu Quang Vũ cho nền thơ hiện đại. Theo tôi, anh là một gương mặt thơ tiêu biểu và chói sáng lặng lẽ qua thời gian bên cạnh những gì mờ nhạt và thiếu sức sống ngôn ngữ thi ca.

Nhà thơ Nguyễn Tùng Linh - Cánh buồm thi ca phiêu bạt
10:20 05/05/2024

Điều quan trọng nhất mà tôi nhận ra trong các tập thơ của Nguyễn Tùng Linh là phẩm chất thi sĩ nơi ông, cái đã làm nên một gương mặt thơ của Hải Phòng trong những năm chiến tranh gian khổ ở miền đất của khói bụi xi măng và bến cảng của cần lao, lam lũ. Sinh năm 1946, quê An Hải, TP Hải Phòng, Nguyễn Tùng Linh có thơ in báo từ những năm 1967-1968 và cùng với Thi Hoàng, Thanh Tùng là ba gương mặt thơ tiêu biểu của thi ca đất Cảng những năm đó.

Cụ… nhà thơ trẻ có duyên cùng lục bát
10:11 27/04/2024

"Cụ" là nói tuổi đời, nhà thơ trẻ là nói về tuổi làm thơ. Mỗi người đến với thi ca bằng một con đường, một thời điểm. Có người còn trẻ, thậm chí còn bé đã làm thơ như nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Thế nhưng có người tuổi rất cao rồi mới bị "nàng thơ" cho ăn bùa mê, thuốc lú. Cao Trần Nguyên hơi khác một chút. Ông làm thơ từ khi còn trẻ rồi buông bỏ cho đến khi đã ở tuổi "cổ lai hy", ông mới cầm bút trở lại.

Ca khúc Việt: Những mùa xuân từ thơ đến nhạc
12:51 31/03/2024

Mùa xuân tự bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong vô vàn các thi phẩm về mùa xuân của văn học Việt Nam hiện đại, đã có những bài thơ được chắp cánh thêm một đời sống mới, đó là khi gặp được sự đồng điệu của nhạc sĩ để mang đến một giai điệu cho thi phẩm, tạo nên những ca khúc được phổ từ thơ và có sức sống vượt thời gian.

Ấn tượng thi ca từ "Nữ hoàng phương Đông"
10:50 25/12/2023

Thượng Hải không chỉ là trung tâm kinh tế - tài chính mà còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa cổ quý báu và đang xây dựng, phát triển nhiều loại hình văn học nghệ thuật, trong đó có Liên hoan Thơ quốc tế Thượng Hải (Shanghai International Poetry Festival) đầy ấn tượng, ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà thơ và người yêu thơ Trung Quốc lẫn quốc tế.

Nhà thơ Trần Quốc Thực: Trong ngọn tháp lặng lẽ của thi ca
16:00 23/11/2023

Những năm cuối đời làm biên tập ở Báo Văn nghệ, nhà thơ Trần Quốc Thực vẫn lẳng lặng, âm thầm như nhiều năm trước đó trong hành trình thi ca của riêng anh. Đọc tuyển thơ “Cỏ ướt” của nhà thơ Trần Quốc Thực (1948-2007) do con gái anh là nhà báo Trần Yến Châu tuyển soạn, tôi chợt nhận ra, dường như anh là một ngọn tháp lặng lẽ cô đơn của thi ca trong suốt cuộc đời mình.

“Ta cô đơn từ trong lòng mẹ!''
18:12 19/11/2023

Những năm đầu thập niên 90, thế kỷ trước, khi còn làm việc ở tờ Đặc san của Báo Văn nghệ với nhà thơ Bế Kiến Quốc và họa sĩ Thành Chương, tôi cũng không ít lần được ngồi đàm đạo thi ca với hai nhà thơ nổi tiếng của báo là Phạm Tiến Duật và Võ Thanh An. Hai nhà thơ này vốn là bạn bè thân thiết nhiều năm, thời bao cấp nghèo khó, anh Duật từng có thời gian tá túc ở nhà bạn và cái bút danh Võ Thanh An của bạn mình (tên thật là Trần Vinh) là do chính anh Duật đặt cho.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật nói về sự đổi mới thi ca
18:11 03/11/2023

Nếu nói về sự tìm tòi, đổi mới trong thơ Việt Nam thời chiến tranh và giai đoạn đầu thời hậu chiến, chắc chắn nhà thơ Phạm Tiến Duật là một gương mặt nổi trội, thậm chí có nhà phê bình tên tuổi từng đánh giá: “Thời ấy một mình Phạm Tiến Duật làm nên một trường phái thơ chiến tranh” mà bài thơ “Lửa đèn” là một đỉnh cao khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970.

Nhà thơ Phạm Vân Anh: Gót sen nở thắm biên thùy
10:05 16/07/2023

Từng là sinh viên ngành "hot" (ngôn ngữ Anh) của trường "top" (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.

Thơ có cần thiết cho đời sống?
15:09 03/03/2023

Sau 3 năm tạm ngưng vì đại dịch COVID-19, Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức trở lại tưng bừng trên khắp cả nước, như một sự kiện văn hóa khởi động năm mới Quý Mão. Chứng kiến cuộc phô diễn tình yêu thi ca ấy trong bối cảnh ChatGPT xuất hiện gây sửng sốt, nhiều người phải đặt lại câu hỏi: Có phải thơ rất cần thiết cho đời sống hôm nay không?

Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh: Sao lắm tơ vương hỡi lòng
14:35 22/09/2022

Đọc những câu thơ mềm mại của nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh viết vài năm gần đây, ít người dám tin chị đã qua tuổi cổ lai hy từ lâu. Thanh xuân lắm giăng mắc thì thi ca dung dăng, cũng lẽ thường. Tuy nhiên, khi màu tóc phiền muộn ganh đua sắc trắng mây trời mà vẫn nhẹ nhõm vần điệu, quả thật rất hiếm.