Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt 13 bị cáo trong đường dây sản xuất, tiêu thụ hơn 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả - một trong những vụ án lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến sách giả, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt 13 bị cáo trong đường dây sản xuất, tiêu thụ hơn 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả - một trong những vụ án lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến sách giả, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.
Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, sự phát triển của mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp, cá nhân có xu hướng đẩy mạnh kinh doanh online. Sách vở, đồ dùng học tập cũng không ngoại lệ khi chỉ cần ngồi ở nhà, với vài cú click chuột là được ship đến tận nơi mà không phải chen chúc lựa chọn, chờ thanh toán. Đó cũng là cơ hội để cho sách lậu, sách giả lộng hành.
Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh buôn bán sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo, các loại truyện tranh, các loại đồ dùng học tập giả mạo về nhãn hiệu, kém chất lượng diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà xuất bản, các doanh nghiệp, tác giả, đơn vị xuất bản, đối tác liên kết, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước...
Chỉ còn khoảng vài tuần nữa là học sinh trên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2024-2025. Trước tình trạng sách giáo khoa (SGK) đang bị in lậu, làm giả diễn biến phức tạp trên thị trường, các nhà xuất bản (NXB) khuyến cáo phụ huynh, học sinh nên mua SGK tại các nguồn phân phối chính thống, không mua sách từ các nguồn trôi nổi trên thị trường.
Năm 2023, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt nhiều vụ phát hành sách giả, sách lậu tại các tỉnh như: Thanh Hóa, Bình Dương, Cà Mau, Quảng Ngãi, Bến Tre, trong đó sách giáo khoa, sách tham khảo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) luôn là một trong những loại sách bị làm giả với số lượng lớn. Để ngăn chặn tình trạng này, NXBGDVN đã nỗ lực kết hợp nhiều biện pháp nhằm đấu tranh chống in lậu, phát hành sách giả, quyết tâm làm trong sạch thị trường sách.
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại khiến phương thức mua sách của người dân cũng thay đổi. Thay vì ra cửa hàng, người dân có thể mua sách mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên điện thoại/máy tính. Tuy nhiên, việc mua sách trên môi trường thương mại điện tử (TMĐT) cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngày 28/9, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu toàn quốc cho các cơ quan, đơn vị liên quan của cả nước. Đồng thời, tổng kết, đánh giá hoạt động của Đoàn, Đội liên ngành trung ương, địa phương năm 2022, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Ngày 15/9, tại Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ASEAN Book Publishers Association - ABPA)
Qua kiểm tra 10 cơ sở phát hành sách, Đội Liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Nghệ An phát hiện 4 cơ sở vi phạm, thu giữ hàng chục đầu sách, hơn 150 xuất bản phẩm không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu bị làm giả…
Chiều 29/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”.
Ngày 4/7, thông tin từ Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho biết, Đội Quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Nhà sách Hải Vân ở thị trấn Cái Nước số tiền 48 triệu đồng. Nhà sách trên vi phạm bán sách giáo khoa (SGK) không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp.
Ngày 28/6, tại Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hội Xuất bản Việt Nam đồng chủ trì tổ chức hội thảo “Nhận diện các hành vi vi phạm in lậu, làm giả xuất bản phẩm, gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm và các giải pháp phòng, chống”.
Thời gian qua, dù các cơ quan chức năng đã có những biện pháp xử lý thích đáng với các cá nhân, đơn vị làm sách giả, sách lậu, tuy nhiên thực trạng này vẫn không thuyên giảm. Nhiều người đặt câu hỏi nghi ngại, về chế tài xử phạt đã đủ mạnh chưa?
Sách lậu, sách giả hiện nay là một vấn nạn còn nhiều nhức nhối trong xã hội mà chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng buôn bán sách lậu, sách giả đang có chiều hướng bùng nổ với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, thậm chí trên các sàn thương mại điện tử lớn. Vậy đâu là giải pháp để “trị” nạn sách lậu, sách giả?
Ngày 30/5, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 31/5, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Hùng (cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường- QLTT)) về tội “Nhận hối lộ” trong vụ sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả.