Có một thế hệ những người trẻ đang tiếp nối truyền thống của lớp cán bộ tiền nhiệm mà chúng tôi gặp ở Trại giam Hoàng Tiến, đều là những gương mặt xuất sắc, là những quản giáo đầy kinh nghiệm, luôn đạt được thành tích cao trong các hội thi quản giáo giỏi. Công tác ở Trại giam Hoàng Tiến từ khi ra trường, có những người nên duyên vợ chồng từ tình đồng đội, từ sự thấu hiểu và thông cảm công việc của nhau...
Đại úy Nam bảo, để làm tốt công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật thôi chưa đủ. Còn phải dựa vào “quy định tình người” - quy định không có văn bản, giấy tờ mà xuất phát từ cái tâm, cái tình của người quản giáo...
Có tiền án, tiền sự, án dài, có HIV... là vài đặc điểm của những người ở đội phạm nhân đặc biệt do Thượng uý Nguyễn Thị Thuý Ngọc, Bí thư chi bộ quản giáo trong nhà xưởng của Trại giam Ngọc Lý quản lý. Để quản lý, giáo dục họ, chị Ngọc không chỉ là người cán bộ quản giáo mà còn là bạn, là chị, là người thân của họ trong những lúc khó khăn.
Một số ý kiến lo ngại, việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam sẽ phát sinh phức tạp, không bảo đảm tính nghiêm minh của bản án, gây tâm lý lo lắng cho nhân dân ở khu vực phạm nhân lao động... Nhưng sự thực, quy định về tổ chức cho phạm nhân lao động lại rất cần thiết và có tác động tốt đối với người lầm lỗi và xã hội.
Lao động là một bài học quý giá, giúp nhiều phạm nhân giác ngộ ra được chân giá trị của cuộc sống, để rồi có đủ bản lĩnh đứng lên, tái hoà nhập cộng đồng. Lao động dù dưới hình thức nào trong trại giam hay ngoài trại giam cũng mang lại hiệu quả như nhau, các phạm nhân tích cực lao động bởi đây chính là cơ hội để họ trau dồi kiến thức, làm lại cuộc đời.
Tại một số nơi an ninh trật tự tốt và được chính quyền địa phương đồng ý, Bộ Công an đã thí điểm, cho phép các trại giam được tổ chức “Khu sản xuất” và được liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tổ chức các “Điểm lao động” ngoài trại giam.
Năm 2018, Trại giam Mỹ Phước (Cục C10, Bộ Công an) tròn 35 tuổi. Nơi đây từ vùng đất hoang hoá, phèn chua trở thành khu sản xuất, phát triển thành trại giam vững mạnh như ngày hôm nay.
Eastern Correctional Institution (ECI) - nhà tù lớn nhất trong hệ thống cải huấn của Mỹ ở Maryland. Tại đây có mức an ninh trung bình, là nơi giam giữ 3.300 tù nhân.
Tử tù là những phạm nhân bị tuyên án tử hình, đếm ngược thời gian để chờ ngày ra pháp trường. Bản năng sinh tồn đã khiến cho những phận người trong chốn biệt giam này luôn có diễn biến tư tưởng, tâm lý khó đoán định.
Cảnh sát quản giáo trại giam là những người mà vừa cùng lúc phải thực thi nhiều nhiệm vụ: quản lý, dạy nghề cho những người đã từng lầm lỡ và giáo dục, cảm hóa để họ sớm hoàn lương, trở về với gia đình và xã hội.
Cảnh sát quản giáo trại giam là những người mà vừa cùng lúc phải thực thi nhiều nhiệm vụ: quản lý, dạy nghề cho những người đã từng lầm lỡ và giáo dục, cảm hóa để họ sớm hoàn lương, trở về với gia đình và xã hội. Để làm tròn trọng trách "hai vai" này, các anh các chị đã phải chấp nhận cuộc sống xa gia đình, sống trong môi trường khắc nghiệt, đối mặt với muôn vàn hiểm nguy, gian khó.
Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm Trại giam Bến Giá, nghe kể lại câu chuyện xúc động về vị quản giáo già năm xưa, đã cống hiến gần trọn cuộc đời, gắn bó với Trại giam cùng người dân vùng căn cứ kháng chiến.
Các quản giáo của một nhà tù ở New York (Mỹ) chuyên giam nhốt tù phạm bị bệnh tâm thần đã bị buộc tội hành hạ một tù phạm - gọi tắt là Ben - khiến anh ta phải tự tìm đến cái chết.
Dẫn tôi vào buồng giam phạm nhân nam tại Phân trại số 1, cũng là lúc lớp học thiền cho phạm nhân được bắt đầu, hàng chục phạm nhân dường như đang “bất động”, không gian lặng lẽ và những con người ở đây đang rất yên bình trong thế giới của họ.
Được ví là "cái rốn" của bệnh tật, song ở nơi đó vẫn có những con người ngày đêm say mê với nghề, đảm bảo sức khỏe cho những kẻ từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho xã hội. Khó khăn, vất vả là vậy, song các y bác sỹ trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình không kêu ca, phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác để được an nhàn.
Họ là những nhà quản lí, cán bộ quản giáo, trinh sát, y, bác sĩ… nhưng đều có chung một nhiệm vụ là giáo dục, cảm hóa và tạo môi trường thuận lợi để mỗi phạm nhân, trại viên, học sinh cải tạo tiến bộ, để khi hòa nhập cộng đồng, trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội. Đó chính là cán bộ, chiến sỹ công tác trong lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – những người được trao sứ mệnh đi xây cầu nhân ái, giúp những người lầm lỡ hoàn lương.