Có thể nói, gần chục năm trở lại đây, sự xuất hiện liên tục của các vở diễn mang thương hiệu “Sân khấu Lệ Ngọc” đã đem đến cho sân khấu Thủ đô sự sôi động đáng kể. Có được điều đó chính là nhờ NSND Lệ Ngọc - “bà chủ”, “linh hồn” của Sân khấu Lệ Ngọc cùng niềm đam mê bất tận với sân khấu của mình đã nỗ lực tận hiến mỗi ngày. Bởi vì, với NSND Lệ Ngọc thì “Sân khấu chính là lẽ sống của đời tôi!”.
Nguyễn Hữu Vỹ là một trong số những dịch giả được đào tạo tiếng Pháp thời sau giải phóng. Thời gian qua, anh là người tích cực dấn thân vào mảng dịch văn học, đầy khó khăn, với niềm đam mê và sự kiên trì. Chúng ta cùng trò chuyện với anh về mảng dịch văn học Pháp ngữ, cùng ảnh hưởng của nền văn học này tới văn học Việt Nam, và con đường dịch thuật mà anh đang theo đuổi.
Một buổi sáng sớm trong ngày giãn cách đầu tháng 9, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của nhà thơ Đặng Vương Hưng gọi cho tôi và anh trong niềm vui đã chia sẻ về việc vừa ra mắt cuốn sách “Lục bát mỗi ngày” đã ngỏ ý tặng tôi “siêu phẩm” mới của anh.
Làng quê giờ đã lên phố nhưng sức sống của chiếu chèo Ngọc Khám dường như vẫn vẹn nguyên. Sau những lo toan tất bật của cuộc sống đời thường, những “nghệ sĩ nghiệp dư” của làng Ngọc Khám lại tụ họp nhau cùng hát chèo, tập các vở diễn do họ tự dựng lên hoặc cải biên, làm mới từ những tích cũ...
Đối với Nguyễn Quang Thiều, món ăn và câu chuyện ăn uống không chỉ đơn giản là để cho no bụng. Trong món ăn còn chứa rất nhiều điều như văn hóa, tâm linh, lịch sử và những ký ức tình người.
So với những đề tài như tuổi trẻ, tình yêu, hôn nhân gia đình, làm phim về đề tài hình sự luôn "khó nhằn" với những người làm nghề. Nếu không có niềm đam mê, không ngại khó khăn, thử thách, chắc hẳn không nhiều người lựa chọn đi vào con đường này.
Công việc của một food stylist không chỉ đem đến những hình ảnh đẹp đẽ cho thực khách trong nước mà còn mang cả ẩm thực của dân tộc giới thiệu với bạn bè quốc tế. Như vậy là họ đã mang đến cho thực khách 1 món ăn được thưởng thức trước tiên là bằng “thị giác”...
Thiếu tá Phạm Như Trường được phân công phụ trách một tổ công tác đấu tranh, phòng chống tổ chức sử dụng trái phép ma túy trên địa bàn thành phố. Công việc này đối với anh không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm đam mê...
Xã Nam Điền (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) từ nhiều năm nay trở thành làng cây cảnh lớn nhất miền Bắc. Chơi cây cảnh là nghề chơi tốn tiền và kỳ công, cây càng già, thế càng “độc” càng có giá. Vì thế, những người trồng cây cảnh ở Nam Điền đã sáng tạo ra "kỹ nghệ đánh cắp thời gian" để bán niềm đam mê cho những người... chơi thời gian!
Ngắm nhìn những chân dung áo dài Dũng Art chụp, tôi cảm giác đang được trở về với vẻ đẹp nguyên khiết nhất của người phụ nữ, một vẻ đẹp của hoài niệm, xưa cũ. Một vẻ đẹp chỉ còn lưu lại trong ký ức.
Hơn hai nghìn cây bút của bác sĩ Nguyễn Văn Xáng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa là kết quả công sức nhiều năm trời ông tỉ mỉ sưu tầm ở khắp đất nước Việt Nam và hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đó không chỉ là niềm đam mê, sự tìm tòi mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống và nghề y.
Rong ruổi qua hơn 35 quốc gia, nhưng cuối cùng Réhahn lại chọn phố cổ Hội An làm quê hương thứ hai của mình sau xứ Normandy của nước Pháp hoa lệ xa xôi. Tất cả bắt đầu bằng nụ cười hiền hậu của bà cụ chèo thuyền. Nụ cười thắp lên cho anh niềm đam mê với vẻ đẹp xưa cũ trên dặm dài đất nước hình chữ S. Anh đi tìm và cất giữ bằng ống kính của mình...
Lần đến xem chương trình biểu diễn ca trù của CLB Ca trù Thăng Long ở đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội), tôi rất ấn tượng với cô bé MC, không chỉ bởi vẻ đẹp thuần Việt, giọng nói truyền cảm, tiếng Anh chuẩn, mà còn vì kiến thức và tình yêu của cô với ca trù trong mỗi lời giới thiệu, trong từng tiết mục mà cô biểu diễn.
Vũ Thái Bình có vẻ ngoài già dặn hơn tuổi. Anh thuộc tuýp người hoài cổ, thích tìm về các giá trị truyền thống, nâng niu các vẻ đẹp nhỏ bé, bình dị của cuộc sống. Xuất thân là một họa sĩ sân khấu, nhưng Vũ Thái Bình không theo nghề sân khấu, anh chọn hội họa. Và phần lớn niềm đam mê hội họa anh dành cho giấy Dó.
Từ bé, chàng trai Trần Nhữ Giáp đã có niềm đam mê đặc biệt với các loài chim. Sau này, lớn lên đi làm, anh đã bỏ ra 40 triệu đồng – số tiền tiết kiệm được để mua một đôi chim trĩ đỏ về nuôi. Không thể ngờ, khởi nguồn từ chính đôi chim trĩ đỏ ấy đã giúp anh trở thành tỉ phú.
Jesse Peterson - một thanh niên đến từ Canada đã gắn bó với Việt Nam 7 năm nay. Tại đất nước hình chữ S, anh làm nhiều nghề như dạy tiếng Anh, làm quản lý, viết báo… Và hầu như tất cả thu nhập của anh chỉ giúp có lộ phí đi “phượt” khắp Việt Nam.
Là một trong 638 nhà giáo được công nhận Phó giáo sư (PGS) năm 2016, Trần Xuân Bách (32 tuổi) - giảng viên Đại học Y Hà Nội là người trẻ tuổi nhất với nhiều thành tích nổi bật.
NSND Trần Hiếu năm nay đã bước sang độ tuổi bát thập, nhưng giọng ông vẫn trầm ấm và vang. So với những đồng nghiệp cùng thế hệ "vàng" trong âm nhạc Việt Nam, ông vẫn hát khỏe và hát đều. Với ông, hát là niềm vui suốt đời, hát cũng là để trả ơn đời. Từ thuở cất tiếng hát đầu tiên cho đến bây giờ đã gần 70 năm, trong đó có 60 năm hát chuyên nghiệp, còn lại những năm cuối đời, ông bảo chỉ có một tâm nguyện là hát cho đến chết.
Với 42 năm ròng rã gắn bó với điện ảnh, nhưng cho đến tận bây giờ dường như niềm đam mê của Đoàn Lê với điện ảnh vẫn chưa bao giờ vơi. Mấy năm gần đây, nhà văn Đoàn Lê dành nhiều trăn trở, tâm huyết và dốc hết sức lực vào việc viết kịch bản và tổ chức sản xuất bộ phim truyền hình dài 5 tập về hình tượng thân mẫu của Bác Hồ có tên "Cội nguồn thiêng".
Tuy không được đào tạo bài bản về hội họa, chưa một lần được gặp Bác Hồ, nhưng họa sỹ Lê Nguyên Thái (nghệ danh Lê Thái) có hàng trăm bức tranh về vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.