Nhà văn Tô Hoài rời cõi tạm mới đó mà chớp mắt đã 10 năm trôi qua. Nhà văn đi xa, những di sản văn chương đồ sộ mà ông để lại vẫn luôn âm thầm tỏa sáng, được nhiều thế hệ bạn đọc đón nhận, đặc biệt là các em thiếu nhi. Không chỉ lan tỏa giá trị ở trong nước, tên tuổi nhà văn Tô Hoài còn vượt ra khỏi biên giới, được thiếu nhi ở nhiều vùng ngôn ngữ đón nhận qua các bản dịch đã khẳng định sức sống trường tồn của những tác phẩm văn chương đích thực.
Ngay trong suất diễn đầu tiên vào đêm 10/9, vở nhạc kịch thuần Việt “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã thành công ngoài mong đợi. Chia sẻ về vở nhạc kịch ngay sau đêm công diễn đầu tiên, tác giả kịch bản kiêm tổng đạo diễnTuyết Minh xúc động cho biết: "Kết thúc vở diễn, các nghệ sĩ ra chào, nhiều khán giả đứng mãi không về".
Ngày 15/10, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Tô Hoài (1920 – 2020) tại Hà Nội. Gần 20 bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài được công bố trong dịp này không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm những đóng góp to lớn của ông với văn học nghệ thuật mà còn giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về bậc trưởng bối của “làng” văn Việt Nam.
Ngày 25-9 vừa qua, vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật "trăm tuổi" của cố nhà văn Tô Hoài (1920 - 2014), NXB Kim Đồng cùng gia đình nhà văn Tô Hoài đã tổ chức buổi tọa đàm "Tô Hoài - Nhà văn của mọi lứa tuổi".
Tôi vốn tự học, cho nên tôi nghĩ chịu thương chịu khó là một đức tính hàng đầu. Chịu khó sống và tìm hiểu xung quanh, chịu khó học và đọc, nhất là chịu khó viết. Khi viết nên liệu sức mình, nên tập trung, không nên đá gà đủ các thể loại.
Dự kiến vào ngày 25/9, gia đình nhà văn Tô Hoài sẽ phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Tô Hoài (trong 3 ngày), tai hai địa điểm là Thư viện Nghĩa Tân và trụ sở NXB Kim Đồng.
Ngày 20/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, báo Người Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba.
Hậu thế giờ vẫn tấm tắc là hiếm có bộ phim nào ăn ý giữa văn chương với điện ảnh, nhuần nguyễn cái tình cái tài người Nam kẻ Bắc như Vợ chồng A Phủ. Cuối năm 1959, đạo diễn Mai Lộc, quê ở Đà Lạt, được nhà văn Tô Hoài tặng cuốn Truyện Tây Bắc. Mai Lộc nghiến ngấu chỉ vài hôm rồi băm bổ đến Tô Hoài nói sẽ làm bộ phim Vợ chồng A Phủ!
Con người ta sống ở đời không vì danh thì cũng vì lợi, mà nếu không vì danh lợi thì là vì cái nghiệp cái nghĩa ở đời. Tô Hoài lúc ấy đã là tác giả của gần 150 đầu sách lớn nhỏ và cả những kịch bản phim truyện, một danh phận lẫy lừng. Tiền bạc ông cũng không thiếu, Ở tuổi 72 lúc ấy, ai bắt ông phải làm việc cật lực trong những ngày giáp Tết?
Truyện và phim "Vợ chồng A Phủ" đã trở thành tác phẩm kinh điển trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc hơn nửa thế kỷ qua, thể hiện bức tranh hiện thực sinh động của đồng bào vùng cao Tây Bắc từ bóng đêm nô lệ bước ra ánh sáng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đó là mối lương duyên đẹp và kỳ lạ giữa hai tâm hồn, tài năng lớn từ hai miền Bắc - Nam vừa mới hội ngộ là nhà văn Tô Hoài và đạo diễn Mai Lộc...
Ngoài văn chương, các bạn văn của nhà văn Tô Hoài thường nói về ông với mối tình sắt son, bền chặt trong suốt cả một cuộc đời với bà Nguyễn Thị Cúc. Năm nay bà đã ở tuổi 97, nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh và mỗi lần nhắc đến người chồng yêu thương của mình, là nụ cười luôn ở trên môi, hạnh phúc!
Đến với nghề văn ở tuổi đôi mươi, những sáng tác đầu tay của Tô Hoài được đăng tải trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Trong thời kì sáng tác đầu tiên, bằng những sáng tác của mình, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được khả năng sáng tạo, cường độ lao động nghệ thuật của ông...
Nhà văn là người đi nhiều nơi, nhiều chốn. Đi để quan sát, chiêm nghiệm và tất nhiên, còn có cả ghi chép lời ăn tiếng nói của nhân dân đặng làm phong phú thêm vốn từ.
Sau nhiều kỷ lục của năm 2015, tạo ảnh hưởng sang tận “làng” điện ảnh bằng tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, ngày 17-2, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã “mở màn” làng sách Việt với kỷ lục sách mới của tập sách mới cho thiếu nhi: “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”.
Hội thảo “Tô Hoài – Một đời văn” do Hội Nhà văn Hà Nội và Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 18/7 tại Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm) nhân dịp giỗ đầu của ông.
Ông Tô Liên thường hay đùa: ''Mọi người trông tôi có khác gì so với Tô Hoài không (quả thực trông ông Tô Liên cũng nhang nhác nhà văn Tô Hoài ở dáng người thâm thấp, đậm đậm và hoi hói)! Nhưng tôi mới là Tô thật (Tô là họ Tô), còn Tô Hoài là Tô gia'ã' (Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen - CM).
Trước việc sách “Dế mèn phiêu lưu ký” bị in lậu ngày càng công khai và táo tợn, trong cuộc làm việc mới nhất với chúng tôi ngày 12/12, bà Nguyễn Sông Thao, con gái của cố nhà văn Tô Hoài tỏ ra vô cùng bức xúc khi chứng kiến cảnh tác phẩm nổi tiếng của cha mình ngang nhiên bị một số nhà xuất bản (NXB) in lậu, vi phạm bản quyền. Vậy, các NXB đã ngang nhiên “xâu xé”cuốn sách nổi tiếng này như thế nào?