Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) – nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ rất lâu đời, từ nhỏ bà Thuận Thị Trụ (SN 1948) đã học hỏi được nghề dệt thổ cẩm từ người mẹ truyền dạy.
Tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận) là ký ức khó quên trong tôi bao năm qua. Ở đây tôi đã từng uống rượu nho Ba Mọi say đến bí tỉ và nghêu ngao hát theo những cậu bé người Chăm. Thật tình cờ mới đây, vào làng gốm Bầu Trúc tôi làm quen với nghệ nhân Đằng Năng Tự, con trai của bà Đàng Thị Phan. Anh đã kể tôi nghe thêm những chuyện quanh đồi Trầu - nơi có ba ngọn tháp đầy bí ẩn bao đời nay.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” tới UNESCO trước ngày 31-3-2019.
Trước khi tôi đi Quy Nhơn, đã có người "đe" hãy cẩn thận, chớ xuống biển vào các buổi sáng, dễ bị cá mập cắn. Lại có người dặn, nếu có uống rượu Bầu Đá, thì phải uống ít một, kẻo nó cay xé cổ họng đó. Thêm một ông bạn ghé tai đọc: "Bình Định có núi Vọng phu/ Có đầm Thị Nại có cù lao xanh/ Em về Bình Định cùng anh/ Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa". Nhớ được mấy thứ đó, tôi ù cả tai. Thế là lên đường...
Có lần, được xem diễn cảnh lễ hội cưới của người Chăm An Giang ở Làng Văn hóa các dân tộc (Ba Vì, Hà Nội), tôi mê liền. Đôi mắt cô gái Chăm to đen huyền bí trong chiếc khăn Matơra màu đỏ ám ảnh hồn tôi. Dải khăn lụa bay cuồn cuộn trước mắt ngỡ như sóng nước Hậu Giang. Giờ đây tôi đã về miền sông nước ấy, với câu hò:"Ai về Châu Đốc, An Giang. Theo thuyền vượt sóng tới làng người Chăm...".
Thoạt nhìn tháp Poh Nagar (Nha Trang), tôi sững người và nhớ ngay đến câu thơ của Chế Lan Viên: "Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi. Những đền xưa đổ nát dưới thời gian" (Trên đường về). Đó là những bí ẩn luôn hấp dẫn con người. Khi vừa đến chân tháp, tiếng kèn Saranai vang lên lảnh lói, cùng với tiếng trống ghi năng bập bùng như ánh lửa trong đêm lễ hội của người Chăm. Mơ mộng và huyền bí...
Sáng 28-4, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình đã trao tặng quà cho 110 hộ đồng bào người Chăm có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975_ 30-4-2018).
Đến nay, nghệ nhân Lai Lầu là người duy nhất tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) vẫn còn giữ chắc nhịp trống Paranưng , ông còn là một trong rất ít người Chăm làm được loại trống này.
“Tộc người” (ethnic) là thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp, xuất hiện từ rất sớm, nhưng nội hàm của khái niệm này luôn có sự thay đổi trong trường kỳ lịch sử. Thậm chí, ngay trong cùng một thời điểm, ở những khu vực khác nhau, quốc gia khác nhau, các nhà khoa học cũng có những cách kiến giải khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống giếng cổ Gio An, Quảng Trị đã có từ trên 5.000 năm về trước do người Chăm sáng tạo... Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, họ đã xây dựng hệ thống dẫn thủy liên hoàn với giếng, mương, hồ, đập nước…, dùng đá xếp ở vùng đồi đất đỏ bazan phục vụ thiết thực cho sinh hoạt và sản xuất.
Người Chăm xem biểu tượng các vị vua Chăm là đấng tối cao, sẽ tạo nên sức mạnh cho họ khi gục ngã hay gặp sóng gió. Bởi vậy, không thể để mất những chiếc mão vàng, long bào, vì nó thể hiện sự uy nghi, vững chãi của các triều đại và sức mạnh, sự thiêng liêng để truyền dẫn từ đời này sang đời khác.
Người Chăm, cư dân của vương quốc Champa xưa, có một nền văn hóa đồ sộ và đặc sắc. Sống với người nay, lần theo dấu vết người xưa, kho tàng văn hóa đó dần hiện lên với những màu sắc huyền hoặc, đầy bí ẩn về một tộc người trải qua bao biến động của lịch sử...