#nghệ thuật

Thơ trẻ - “hót một  giai điệu đang chạy”
09:02 02/05/2025

Wislawa Szymborska - nữ sĩ Ba Lan, Nobel văn chương 1996 - từng viết: “thơ là gì vậy/ với câu hỏi này/ đã có nhiều câu trả lời run rẩy”. Phải, thơ (cũng như văn chương hay nghệ thuật nói chung) luôn ở trạng thái trên - đường, là cái - đang - là, không bao giờ có thể xong xuôi, hoàn tất.

Khi lịch sử được "kể" bằng nghệ thuật và công nghệ
13:29 01/05/2025

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Lê Thiết Cương - Người trân trọng những ký ức
20:12 19/04/2025

Họa sĩ Lê Thiết Cương lâu nay không được khỏe. Anh có một cơn ốm vô cơn cớ đã hành anh hơn một năm nay chưa dứt. Nhưng dù ốm đến thế, dù mới phẫu thuật về, ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh với việc sinh hoạt còn khó khăn thì Lê Thiết Cương hình như chưa từng đầu hàng với mọi cơn đau. Anh làm việc mọi nơi, mọi lúc trong mọi tình huống có thể.

Cùng họa sĩ Trần Thanh Thục "Nghe vải kể chuyện"
08:22 07/04/2025

“Nghe vải kể chuyện” là triển lãm cá nhân lần thứ ba của nữ họa sĩ Trần Thanh Thục, ra mắt công chúng từ ngày 2 đến ngày 8/4, tại tầng 1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh cắt vải với nhiều kích thước và đề tài khác nhau, là thành quả của một chặng đường dài hơn 30 năm theo đuổi loại hình nghệ thuật đầy đam mê nhưng cũng không kém phần khó nhọc của họa sĩ Trần Thanh Thục.

Nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong thời đại mới
16:19 31/03/2025

Vừa qua, tại NXB Quân đội nhân dân (QĐND) đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025): Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.

"Như những lớp phù sa"
08:17 14/03/2025

Studio của Trịnh Tuân và Công Kim Hoa nằm trên một căn gác tại phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Nơi đây không chỉ là không gian sáng tác mà còn là tổ ấm nghệ thuật, nơi họ cùng chia sẻ đam mê và truyền cảm hứng cho nhau. Sự hòa quyện giữa nghệ thuật và cuộc sống hàng ngày đã tạo nên những tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc.

Hàng nghìn người tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Mỹ thuật Việt Nam trực tuyến”
14:54 10/03/2025

Cuộc thi “Tìm hiểu Mỹ thuật Việt Nam trực tuyến” là sân chơi đặc biệt, ứng dụng công nghệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh, giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn về “kho” tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức và tình yêu đối với nghệ thuật, với di sản văn hóa dân tộc.

Nhanh - chậm với AI
06:25 08/03/2025

Tuần vừa qua đã có một sự kiện văn hóa quốc tế được tổ chức và gây ra nhiều tranh cãi. Đó là phiên trưng bày đấu giá hơn 20 "tác phẩm" AI tạo ra do nhà đấu giá  Christie's tổ chức tại New York. Các "tác phẩm" này được định giá từ 10 ngàn cho tới 25 ngàn USD với kỳ vọng có thể mang lại cho Christie's ít nhất là 600 ngàn USD.

Khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng CAND
21:28 06/03/2025

Tối 6/3, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, TP Hải Phòng, Bộ Công an khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an Nhân dân (CAND) lần thứ 13 năm 2025 khu vực 1.

“Nhặt bóng người”, hay là sự nhòe của cái viết
15:24 20/02/2025

Tôi có thể khẳng định ngay: Tiểu thuyết “Nhặt bóng người” của Vũ Thanh Lịch là tác phẩm thể hiện, hoặc minh chứng, cho một kiểu nghệ thuật tự sự mà tôi tạm gọi là “sự nhòe của cái viết”.

Nguy hiểm và vinh quang của hư cấu
09:46 23/01/2025

Trong nghệ thuật, nhất là những nghệ thuật đặt căn bản trên sự trần thuật/ tự sự, như tiểu thuyết, truyện ngắn, phim truyện (điện ảnh hoặc truyền hình), kịch (kịch nói hoặc kịch hát), thì hư cấu là một đòi hỏi và một phẩm chất vô cùng quan trọng. Tuy thỉnh thoảng người ta vẫn bảo rằng có những "sự thực ở đời" lớn lao ghê gớm đến mức nếu cứ thế đưa vào tác phẩm thì cũng đã đủ hay lắm rồi, không cần phải hư cấu, mọi hư cấu chỉ thêm thừa.

Tháo gỡ điểm nghẽn của văn học, nghệ thuật
07:30 07/01/2025

Với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, văn học, nghệ thuật đã có những thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, để văn học, nghệ thuật phát triển thực sự tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước và kỳ vọng của nhân dân trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ, tháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” trong lĩnh vực này.

Gần 1.000 nghệ sĩ tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc
07:37 22/11/2024

Sau hơn 2 tháng bị tạm hoãn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 đã khai mạc tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và đông đảo các nghệ sĩ.

Xã hội hóa Văn học - Nghệ thuật: Những điều được mất
10:28 13/09/2024

"Xã hội hóa văn học - nghệ thuật" là một cụm từ xuất hiện cách đây hơn 20 năm. Xã hội hóa văn học - nghệ thuật mở ra một giai đoạn mới: Nhà nước chấm dứt độc quyền, các doanh nghiệp, cá nhân được tham gia tổ chức và can dự vào các hoạt động văn học, nghệ thuật. Một chân trời mới, cái được cũng nhiều mà cái mất cũng không ít.

Chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc
15:22 09/08/2024

Phải thừa nhận, những năm gần đây, ngày một nhiều loại hình âm nhạc được biểu diễn ở các sân khấu lớn nhỏ của Việt Nam. Điều đó mang lại tín hiệu tích cực đối với đời sống thưởng thức nghệ thuật cũng như đời sống giải trí của quần chúng khi mà khán giả được tiếp cận với nhiều vở diễn, chương trình đa dạng, phong phú với những thể loại mà trước đây họ chỉ có thể thưởng thức được ở nước ngoài.