Ở tuổi 87, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) vẫn còn nhiều khắc khoải, trăn trở về sự nghiệp trồng người. Trong cơ thể ông, dẫu mang nhiều thương tật nhưng luôn tràn đầy năng lượng tận hiến...
Ở tuổi 87, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) vẫn còn nhiều khắc khoải, trăn trở về sự nghiệp trồng người. Trong cơ thể ông, dẫu mang nhiều thương tật nhưng luôn tràn đầy năng lượng tận hiến...
Phố Bà Triệu luôn tràn ngập những ký ức trong tôi. Đây là con đường dài nhất (gần 2km) thuộc hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng (Hà Nội) có dốc Hàng Kèn độc đáo. Một thuở những âm thanh dàn kèn tây rộn ràng dốc phố (ngã tư Bà Triệu - Trần Quốc Toản); hay có khi cung điệu của phường bát âm than khóc những số phận long đong trọn kiếp người.
Những ngày tháng học tập dưới mái trường miền Bắc vẫn luôn là mảng ký ức thân thương, tươi đẹp nhất trong tâm khảm Trung tướng Nguyễn Chí Thành, nguyên Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh.
Trong không khí tưng bừng chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, những ngày này, người dân và du khách đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội được đắm mình trong không gian khá đặc biệt với triển lãm “Hà Nội: Niềm tin và sức sống”.
Năm nay miền Bắc gặp đại họa bởi cơn cuồng phong mang tên Yagi tàn phá và gây ngập lụt nhiều tỉnh, thành phố. Chiều ngày 9/9, nghe thông báo nước lũ đã lên gần mức báo động 3 và cầu Long Biên đã bị cấm toàn bộ người và phương tiện qua lại, tôi lững thững đi lên cây cầu hơn trăm năm tuổi và nhìn dòng sông Hồng mênh mông, nước chảy cuồn cuộn, cuốn theo không biết bao nhiêu rác rưởi của tự nhiên và rác do con người thải ra.
Đường phố Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm - Hà Nội) thuộc phần đất năm thôn của huyện Thọ Xương xưa. Dấu tích còn lại là Thiên Phúc Tự (số nhà 94) thôn An Trung và đình Vũ Thạch (13 Bà Triệu). Chừng nửa phố ngày ấy nằm trên đất hồ ở bên phải phố Hàng Khay và Tràng Tiền. Người Pháp đã lấp hồ để xây những phố mới với hàng trăm biệt thự sang trọng. Phố Hai Bà Trưng nối từ ngã ba Lê Thánh Tông tới ngã năm đường Lê Duẩn (dài chừng 1,7km).
Những cuốn sổ nhỏ bằng lòng bàn tay chi chít những dòng chữ ngay ngắn, những tấm ảnh đã mờ nhoè theo thời gian cùng không ít văn bản, thư từ qua lại của những bậc tiền bối và Giáo sư Phạm Thiều đã được trao tặng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III vào ngày 19/9, tại Hà Nội.
Gặp họa sĩ Lê Thiết Cương vào một ngày đầu thu trong không gian rất đẹp ở phố cổ Hà Nội, câu chuyện giữa chúng tôi không chỉ nói về mỹ thuật mà cả những ký ức về một thời đã qua và quan điểm của anh trong sáng tạo nghệ thuật...
Lần đầu đến Đức Hòa 29 năm về trước, tôi nhớ mãi những con đường lộ trải sỏi mờ mịt bụi trong mùa khô, đồng đất mênh mang thẳng cánh cò bay. Tại Ngã tư Đức Hòa, có một bức tượng lớn màu trắng, cao chừng 15 mét nổi bật giữa khuôn viên nhiều cây xanh; đó là tượng Võ Văn Tần, người Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ đã anh dũng hy sinh thời Nam Kỳ khởi nghĩa.
Khởi đầu với tập thơ “Lưng lửng hồn” (2021), đến “Ngược tìm phía trước” (2022) và gần đây nhất là “Chư BLuk clu clâm” (2023), người đọc đều có thể nhận thấy được hành trình soi chiếu và lần tìm lại những ký ức của Nguyên Như.
Những ngày tháng 12 năm 1972, bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng, quân và dân miền Bắc đã lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng. Ký ức về âm thanh của những vũ khí tối tân, làm rung chuyển đất trời cả ngày lẫn đêm, tiếng kẻng phòng không vang lên từng hồi, tiếng bước chân hối hả rời khỏi thành phố hay sự tĩnh lặng sau bức tường đá Hilton - Hà Nội... sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người đã đi qua cuộc chiến.
Giữa làn khói mỏng, vấn vít từ những cây nhang trong nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, người cựu chiến binh già ngước mắt nhìn về hướng dãy núi, nấc lên nghẹn ngào: “Đồng đội ơi! Tao về đây rồi!”.
Sau đúng 31 năm, kể từ ngày kết thúc mấy năm học ở Cuba trở về Việt Nam, tôi mới có cơ hội trở lại hòn đảo này, vào tháng 2/2020. Khi máy bay đáp xuống sân bay Jose Marti, tôi đã khóc. Ai ở trong tâm thế ấy cũng sẽ khóc. Tôi không thể nào quên được những năm tháng sống trên hòn đảo này. Càng về sau, tôi càng thấy mình thật may mắn khi được đến học ở đây. Đó là một nơi trong sạch: thiên nhiên, con người và văn hóa Cuba.
Tham quan trưng bày chuyên đề “Khoảng lặng” tổ chức ngày 9/12 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), công chúng Thủ đô và du khách có dịp sống lại ký ức những ngày chiến đấu khốc liệt bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm khói lửa, thêm hiểu về những suy tư của người lính Mỹ khi trở lại thăm nơi mình đã từng tham chiến
Từ khi mẹ mất, chị trôi dạt tới nơi này. Lẽ ra chị cũng không cắm sào ở cái bến sông lạ lùng này đâu. Tại cái bụng ngày càng lum lúp nhô lên. Đủ ngày đủ tháng thì thằng con chui ra. Không cần biết cuộc đời bên ngoài bụng mẹ là bao giông bão chực chờ. Giờ, chị không mong cầu gì thêm ngoài giấc ngủ bình an cho cả hai mẹ con. Và mình qua khỏi cữ bình an, không sản hậu, mau lại sức để còn buôn bán lặt vặt nuôi con.
Ngày cô vật vạ với những cơn đau dữ dội, cái chết cận kề, chả phải lúc đó anh đang bận bịu với những cú chạm ly chúc tụng cái đám cưới hoành tráng, xứng tầm nở mày nở mặt của anh sao? Vì không muốn mang tội bất hiếu với mẹ, hay vì cái ghế Phó giám đốc đang được kê sẵn? Anh là người hiểu rõ nhất mà. Lúc từng dòng bia bọt trôi xuống vòm họng anh thì cũng là lúc từng dòng máu đỏ nhuộm thấm gương mặt anh, ký ức của anh. Tất cả đều nằm sâu dưới cánh rừng thông ấy.
Sáng tháng Tư lịch sử, từ đỉnh Đèo Cả trên huyết mạch giao thông xuyên Việt nhìn xuống phía Đông là vịnh Vũng Rô nằm giữa dãy núi hình vòng cung. Nơi ấy có một thời lửa đạn gắn liền với huyền thoại những con tàu không số vận chuyển vũ khí theo đường Hồ Chí Minh trên biển vào bến Vũng Rô chi viện chiến trường Nam Trung bộ. Và trong thời bình, diện mạo kinh tế - xã hội vùng đất này đổi mới, phát triển với nhiều kỳ vọng mới trên chặng đường phía trước…
Bruce Weigl là giáo sư, nhà thơ danh tiếng người Mỹ. Ông sinh ra ở Lorain, bang Ohio của Mỹ năm 1949. Weigl nhập ngũ năm 18 tuổi và từng tham gia Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1967-1968. Khi về nước, ông trở thành nhà hoạt động phản chiến... Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, ông có bài viết gửi riêng Báo CAND hồi ức lại khoảnh khắc lịch sử tháng 4/1975. Bản dịch của nhà báo Nguyễn Viết Phùng.
Tôi cứ trì hoãn mãi rồi hôm nay mới viết được về phố Hà Nội. Vì sao ư, mấy tháng trước người Hà Nội bị hạn chế ra đường, các dịch vụ thiết yếu ngừng lại, quán cà phê bị đóng thì tâm trí nào để viết. Có lẽ người Hà Nội sẽ nhớ mãi những thời khắc đặc biệt của năm 2021 này.
Có hai cái tóc gây ấn tượng bởi hình như dưới mái bạc ấy là cái… đầu thật? Đậm chất nghệ là gã đầu bạc, nhà phê bình kiêm dịch giả Phạm Xuân Nguyên. Còn lão đầu bạc, toát yếu lên sự chững chạc cùng chút đường bệ là học giả Dương Trung Quốc!