Đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 (giờ địa phương), dự luật chi tiêu công và giảm thuế, còn gọi là "dự luật lớn và đẹp" đã được Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật.
Đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 (giờ địa phương), dự luật chi tiêu công và giảm thuế, còn gọi là "dự luật lớn và đẹp" đã được Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật.
Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại The Hague (Hà Lan) đã đưa ra quyết định mang tính lịch sử - nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP vào năm 2035. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi đây là “chiến thắng lớn cho tất cả”, giới phân tích cảnh báo nếu không đi kèm hành động thực chất, NATO có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng lòng tin chưa từng có.
Trong một động thái công khai, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ "bật đèn xanh" cho Trung Quốc tiếp tục mua dầu mỏ của Iran, dù chính quyền Washington đang áp lệnh trừng phạt. Việc đưa ra tuyên bố ngay sau khi Israel và Iran đạt lệnh ngừng bắn liệu có phải một động thái điều chỉnh chính sách của Washington?
Có rất nhiều kỳ vọng đã được các phía đặt vào cuộc gặp gỡ cấp cao nhất của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Canada. Song, với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ dở chương trình nghị sự, không những mọi kế hoạch đều có thể xem là đã thất bại, mà những hố ngăn cách trong thế giới phương Tây dường như còn được đào sâu thêm.
Ngày 22/5, khi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) tuyên bố thu hồi chứng nhận SEVP về quyền tuyển sinh quốc tế của Đại học Harvard lập tức trở thành một tin chấn động với giới học thuật toàn cầu. Lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ này không chỉ nhắm vào Harvard, mà còn là đòn mở màn cho chiến dịch "tái định hình giáo dục đại học" của Tổng thống Donald Trump, đẩy hệ thống từng được ngưỡng mộ nhất thế giới vào cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định việc điều động 4.000 binh sỹ Vệ binh Quốc gia và 700 lính thủy quân lục chiến là cần thiết để bảo vệ thành phố Los Angeles trước làn sóng biểu tình lan rộng. Song, liệu quyết định của ông - vốn đang vấp phải sự phản ứng của chính quyền địa phương - có tạo ra căng thẳng mới trong chính nội bộ nước Mỹ?
Truyền thông Mỹ mới đây đưa tin, tỷ phú công nghệ Elon Musk đang xem xét khả năng thành lập một chính đảng mới tại Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Donald Trump rạn nứt nghiêm trọng.
Sau 2 vòng đàm phán ở cấp thấp, Nga và Ukraine đã trao đổi hơn 3.000 tù binh của cả hai bên. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã nhiều lần điện đàm với lãnh đạo Nga và Ukraine để thúc đẩy hai bên ngừng bắn, tiến tới đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, những cuộc tấn công trả đũa qua lại giữa hai bên đã khiến cho hy vọng hòa bình ngày càng xa vời.
Khi tổng thống mới đắc cử Donald Trump chính thức công bố tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk sẽ đảm nhận vị trí Bộ trưởng trong chính quyền mới của ông vào tháng 11/2024, người ta không thể nghĩ rằng mối quan hệ của họ sẽ kết thúc chóng vánh đến như vậy. Tuy nhiên, sự kết thúc này cũng để lại bài học lớn cho những “tay chơi” muốn tham gia vào chính trường nước Mỹ.
Căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk hôm 5/6 (giờ địa phương) đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới quan sát khi hai bên công khai có những phát ngôn chỉ trích lẫn nhau, đánh dấu bước rạn nứt đáng kể trong mối quan hệ từng được xem là mang tính hợp tác chiến lược trong giới lãnh đạo doanh nghiệp - chính phủ.
Cuộc điện đàm hôm 5/6 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ phá vỡ im lặng suốt từ đầu nhiệm kỳ mới của ông Donald Trump, mà còn mở ra kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ hai nước sau thời gian dài leo thang đối đầu về thương mại, công nghệ và giáo dục.
Kể từ khi tái đắc cử vào tháng 1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy mạnh chiến dịch không kích vào Yemen nhằm đối phó với nhóm Houthi, một lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk tuyên bố rằng ông sẽ rời khỏi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nơi ông đã nỗ lực kéo dài nhiều tháng nhằm cắt giảm chi phí trong chính phủ liên bang.
Quà tặng từ các nhà lãnh đạo nước ngoài đã trở thành một phần trong lịch sử Tổng thống Mỹ kể từ năm 1776. Các tổng thống thường nhận được những món đồ phản ánh ngoại giao và thiện chí, từ các hiện vật văn hóa đến động vật sống. Mỗi vị đón nhận, hay từ chối, những món quà đó theo cách khác nhau, nhưng xung quanh đó cũng có nhiều vấn đề phát sinh, kể cả pháp lý đối với việc nhận quà...
Cuộc đàm phán trực tiếp giữa phái đoàn 2 nước Nga và Ukraine đã chính thức khai màn vào ngày 16/5, chậm một ngày so với đề xuất ban đầu (15/5) của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và lại khiến cho châu Âu một lần nữa rơi vào thế việt vị trong ý đồ gia tăng áp lực buộc Nga phải chấp nhận ngừng bắn vô điều kiện 30 ngày.
Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến công du 3 nước đồng minh quan trọng nhất trong khối Arab, gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đến nơi nào, ông Trump cũng mang đến một sự kiện gây chú ý.
Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.
Trong thế giới địa chính trị hiện nay, nơi từng dấu hiệu nhân sự ở Nhà Trắng đều bị soi xét kỹ lưỡng, việc chính quyền Tổng thống Donald Trump thay đổi Cố vấn An ninh quốc gia có thể gây ra những tác động vượt xa chuyện nội bộ Mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine đang ở vào giai đoạn bế tắc, vai trò trung gian của Washington trở thành tâm điểm tranh cãi.
Ngày 1/5 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một cuộc cải tổ nhân sự an ninh cấp cao quan trọng, thay thế Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz bằng Ngoại trưởng Marco Rubio trong vai trò tạm quyền.
Từ việc áp thuế quan với tất cả các nước, cắt viện trợ nước ngoài đến không ngần ngại bày tỏ ý định sáp nhập Greenland và tái kiểm soát Kênh đào Panama, ông Donald Trump đã có những tuyên bố, động thái táo bạo trong 100 ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng.