Sách “Tết chốn vàng son” của nhà báo Lê Tiên Long vừa ra mắt trước thềm Tết Ất Tỵ sẽ đem đến cho độc giả yêu lịch sử những câu chuyện thú vị về Tết trong cung đình Việt.
Đây là chuyến tàu đi Tứ Xuyên, trong toa ghế cứng toàn là những người làm công về nhà ăn Tết. Tàu đã chạy được một ngày một đêm, có người dựa lưng vào thành ghế lim dim mắt, có người gục đầu xuống cái bàn nhỏ ngủ, có người chiếm một chỗ dưới gầm ghế trải nilon chui vào nằm…
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng tôi có chuyến tác nghiệp ở Ngọc Hiển, huyện cực Nam Tổ quốc. Tiếp chúng tôi, ông Tư Trực (Nguyễn Công Trực, ngụ xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) rót ly trà rồi bước đến vách tường xé tờ lịch, tặc lưỡi: “Chà. Chỉ còn ít ngày nữa là Tết rồi đó mấy đứa à”.
LTS: Thời đại thay đổi, thế hệ sau càng ngày càng có quan niệm sống khác xa các thế hệ đi trước. Nhưng Tết thì vẫn là Tết, thế hệ nào cũng nhìn về dịp ấy ít nhất là với vài điểm chung nhất, được gọi là truyền thống. Song, hướng về Tết như thế nào khác với hưởng thụ Tết như thế nào. Và đây vẫn còn là câu chuyện tranh luận thú vị dài dài.
Đối với mỗi người Việt, dù có đi đâu làm gì thì Tết là dịp để trở về quê hương, đoàn tụ cùng gia đình và chào đón một mùa xuân mới an khang, thịnh vượng. Sau cả một năm làm việc bận rộn, Tết là dịp để mọi người cùng ngồi quây quần bên nhau, kể lại những câu chuyện trong một năm vừa qua.
Tôi ở Việt Nam hơn 5 năm, và có lẽ do định mệnh mà tôi yêu một cô gái dân tộc Thái. Sau hai năm yêu nhau, đã đến lúc tôi thăm quê và gặp gia đình cô ấy. Năm nay tôi quyết định đón Tết với gia đình người yêu ở một bản làng nho nhỏ của vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An. Và không chỉ vậy, tôi quyết định đến đó bằng xe máy, vừa để thỏa mãn khao khát phiêu lưu, vừa để tránh tình trạng nhồi nhét của xe khách dịp ngày Tết.
Ngày 27-1, Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một đối tượng truy nã lẩn trốn ở Trung Quốc khi đối tượng này “mò” về quê thăm gia đình trong ngày mồng 2 Tết.
Vào dịp cuối năm, khi những nụ mai vàng chuẩn bị bắt đầu khoe sắc, thì người dân miền quê chộn rộn cảnh tát đìa, dỡ chà bắt cá rọng để ăn Tết. Bà con chòm xóm dồn công tát đìa cho nhau, nghe tiếng máy bơm là có mặt chung tay như việc của nhà mình, thể hiện rõ cái nét đẹp tình làng nghĩa xóm. Năm nay, ông Bảy Duyên lại tát đìa bắt cá ăn Tết…
Nhằm chia sẻ một phần khó khăn vất vả của những người con đi làm ăn xa, về quê đón Tết, sáng ngày 20-1-2020, CBCS Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông đã tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phát nước suối, khăn lạnh, bánh kẹo và đổi mũ bảo hiểm đạt chất lượng miễn phí cho người dân trên đường về quê ăn Tết.
Thời điểm này, sinh viên nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh cùng đội ngũ lao động tự do đã lo chuyện về quê ăn Tết, nhưng lượng vé tàu, xe tết tại các nhà ga, bến xe vẫn còn rất lớn.
Đợt giáp Tết, tôi lên miền Tây Thanh Hóa, đến nhà ông Hà Văn Nênh, 70 tuổi, người Cành Nàng, huyện Bá Thước chơi. Nghe ông nội sai bắt gà đãi khách, Hà Văn Thành (18 tuổi) xách nỏ vẫy tay rủ tôi ra vườn đồi. Leo một quãng dốc, Thành dừng lại nghe ngóng, rồi bảo: “Con gà trống có chòm lông đen ở cổ kia chú nhé. Chú đi vòng sang bên kia, dồn nó lại phía này cho cháu”.
Tôi tuy nhiều tuổi rồi nhưng vẫn luôn háo hức mỗi khi Xuân về Tết đến, cảm giác giống y hệt như hồi còn nhỏ. Vì khi Tết về tôi có được hai niềm vui: thứ nhất uống bia thoải mái mà không bị vợ cằn nhằn, thứ hai được gặp lại các anh em đi làm ăn xa về quê ăn Tết.
Người Việt dù ở đâu vẫn luôn hướng về quê hương mỗi khi Tết đến. Càng gần những ngày Tết, trong lòng mỗi người Việt tại Hà Lan lại xốn xang nỗi nhớ quê nhà.
Tết Nguyên đán Mậu Tuấn 2018, ông Trần Thanh Liêm (ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) dự kiến cho ra cho ra thị trường khoảng 350 cặp dưa hấu hình thỏi vàng nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết nên số lượng sụt giảm, chỉ còn 40 cặp.
Ngày 8-2, ông Nguyễn Phúc Điền, Trưởng chi nhánh Vietnam Airlines tại Cần Thơ cho biết, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 sẽ có hai chuyến bay từ Đài Loan đến Cần Thơ.
Cùng với nhiều hoạt động chăm lo cho những gia đình khó khăn, diện chính sách neo đơn được tổ chức mỗi khi Tết đến, Xuân về, sáng 6-2, nhiều khu vực tại TP. HCM như: Nhà Văn hoá Thanh niên, trường ĐH Sài Gòn TP HCM... tràn ngập các bạn sinh viên (SV) tới tham gia buổi Lễ tiễn SV khó khăn về quê đón Tết.
Xuân, rộn ràng sắc Sài Gòn…Chưa bao giờ mưa đến sớm vậy. Mưa lắc rắc đến sát tết, mưa ào ào chiều 28 Tết. Cứ như điềm mới mang lại mát lành, rửa sạch phố xá. Xưa, đến Noel vẫn có mưa đã là lạ, nay mưa sớm quét đi bụi, nóng của những công trường vội vã đào xới những ngày giáp Tết.
Tổng cục Dự trữ nhà nước vừa có văn bản chỉ đạo các cục DTNN khu vực xuất cấp 10.432 tấn gạo từ các kho dự trữ quốc gia để hỗ trợ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2017.
Ông Trịnh Tiến Huy (quận Tây Hồ, Hà Nội): Thưa nhà báo, càng ngày càng có nhiều người sợ Tết vì phải lo quá nhiều và chịu đựng quá nhiều sức ép từ Tết. Đã có một số người kêu gọi bỏ Tết Nguyên đán truyền thống và thay vào đó là ăn Tết Dương lịch như các nước trên thế giới để những mệt mỏi và lo lắng không còn nữa. Với cá nhân mình, tôi thực sự băn khoăn và lưỡng lự về điều này. Nhà báo có suy nghĩ gì về việc bỏ Tết Nguyên đán và quan điểm của nhà báo về việc này như thế nào?