Trước anh linh của Bác Hồ, Chủ tịch nước nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Trước anh linh của Bác Hồ, Chủ tịch nước nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Mấy thập niên giữa thế kỷ hai mươi, người dân Việt Nam ta, trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi dịp Tết Nguyên đán có một niềm hạnh phúc lớn là được nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ. Chỉ được nghe thôi, chứ không thể thấy hình ảnh Bác, bởi thời đó ở nước ta chưa có vô tuyến truyền hình, thế nhưng, qua giọng nói ấm áp của Bác, người dân hiểu được sức khỏe của vị Chủ tịch mình hết lòng kính yêu.
“Đêm trắng” - vở kịch dựa trên câu chuyện có thật về một đại án tham nhũng được Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo xử lý nghiêm vào giai đoạn toàn dân, toàn quân dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp được các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn, phục vụ khán giả Thủ đô đúng dịp kỷ niệm 72 năm thành lập Nhà hát.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc và 55 năm học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Bác Hồ, được tổ chức vào sáng 26/10 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định đây là biểu tượng sáng ngời của chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", là kết quả của đường lối phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Sáng 26/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, 55 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện di chúc Bác Hồ.
70 năm trước, thực hiện Hiệp định Geneve, Sông Đốc (Cà Mau) là một trong 3 địa điểm mà ta tổ chức cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết để xuống tàu ra miền Bắc. Thời gian tập kết tại đây là 200 ngày, tính từ 21/7/1954 đến 6h sáng 10/2/1955.
Trong 55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu đồng bào trong nước và khách quốc tế tới tham quan, học tập. 70-80% các đoàn ngoại giao cấp cao đến Hà Nội đã đến thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.
Những ngày giữa tháng 5/2024, đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác, cán bộ, chiến sĩ Công an và thân nhân có dịp xem một tác phẩm đặc biệt – nhạc kịch “Người cầm lái”. Đây là nhạc kịch đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các nghệ sĩ Công an biểu diễn. Người thể hiện hình tượng Bác Hồ qua nhiều giai đoạn, xuyên suốt vở diễn gần 2h đồng hồ là giọng ca nam của Nhà hát Ca múa nhạc CAND – Thiếu tá Lê Hồng Tuân (ca sĩ Lê Tuân).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, tình yêu nhân loại và tình yêu thiên nhiên. Người còn là một tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị.
Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là hoạt động truyền thống, nhằm khơi dậy niềm tự hào và lòng biết ơn đối với Bác Hồ kính yêu. Khẳng định niềm tin, quyết tâm mãi mãi đi theo Đảng của đồng bào các dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.
55 bức tranh do hoạ sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Gần 50 năm nay, người dân xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) đều biết ông Nguyễn Văn Nhung, một “Hai Lúa” có niềm đam mê đặc biệt: sưu tầm tài liệu, hình ảnh về Bác Hồ.
LTS: Nhà văn Xuân Ba, nguyên phóng viên Báo Tiền phong, là người thân thiết với ông Vũ Kỳ, cố Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh và là người từng nhiều năm làm thư ký của Bác Hồ nên được chứng kiến nhiều câu chuyện đời thường của Bác. Nhân dịp Xuân Giáp Thìn, ông gửi Chuyên đề ANTG Giữa tháng - Cuối tháng bài viết này, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chiều 23/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tiếp nhận tiếp nhận 38 tư liệu, hiện vật do 19 cá nhân trao tặng. Nội dung lịch sử của những hiện vật được hiến tặng là những di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đời sống kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế.
Chúng ta đã biết nhiều đến việc Bác Hồ làm báo, viết báo, mà còn sáng lập tờ “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Việt Nam độc lập”... Có thể nói, Bác Hồ là người thầy của báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhưng còn chuyện về Bác Hồ làm sách cũng là bậc đáng nể, thì còn ít người biết. Đặc biệt là sách nêu gương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, chiến đấu.
Ngày 21/9, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko đã bắt đầu các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã giới thiệu bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi "Thi đua ái quốc" (11/6/1948- 11/6/2023) trên website http://vhttcs.org.vn/.
Tối 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An phối hợp với TP Hồ Chí Minh tổ chức bế mạc Lễ hội Làng Sen và Chương trình “Từ Làng Sen đến thành phố mang tên Hồ Chí Minh”. Dự lễ có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng đông đảo nhân dân địa phương.
Sinh thời, với tình cảm đặc biệt và tầm nhìn chiến lược về Nam Định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 5 lần về thăm, gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân Nam Định đã đạt được. Trong đó lần về thứ 5, cách đây vừa tròn 60 năm, sáng 21/5/1963, Bác về dự và huấn thị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V. Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nam Định là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của tỉnh.