Mỹ sắp có tên lửa mới ngang ngửa với S-500 của Nga

Thứ Tư, 10/10/2018, 12:53

Lầu Năm Góc đã tăng cường sản xuất một hệ thống tên lửa tầm xa mới, với mô hình hiện đại nhất sẵn sàng chiến đấu chỉ trong 5 năm, khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục cải khả năng chiến đấu của Quân đội Mỹ.

Vào năm 2017, Hiệp hội Quân đội Mỹ (AUSA) bắt đầu thực hiện chương trình Tên lửa Tầm xa Chính xác (LRPF) là một trong những ưu tiên cao nhất để hiện đại hóa khả năng chiến đấu.

Quân đội Mỹ đang tìm cách hoàn tất chương trình Vũ khí Tấn công Chính xác (PrSM) vào năm 2023. Bây giờ là thời hạn chót thúc đẩy tăng tường tốc độ sản xuất vì Quân đội Mỹ trước đó không lên kế hoạch hoàn thiện chương trình mới trước năm 2027.

Tổng thốngDonald Trump đã nhiều lần kêu gọi chi tiêu chính phủ nhiều hơn dành cho Lầu Năm Góc như một phần kế hoạch của ông tăng cường triệt để sức mạnh của Quân đội Mỹ.

Hệ thống tên lửa DeepStrile "đối thủ xứng tầm" với S-400 của Nga. Ảnh: Raytheon

Một quan chức cấp quản lý tại Tập đoàn Lockhed Martin, ông Frank St. John cho biết: “Chúng tôi đang làm những gì mà tôi gọi là lịch trình tăng tốc sản xuất công nghệ tên lửa cho Quân đội.”

Lockheed Martin đã ký hợp động nghiên cứu và phát triển vũ khí mới với Bộ Quốc phòng Mỹ. Tập đoàn chủ yêu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, quốc phòng và an ninh.

Theo người chỉ đạo chương trình LRPF đa năng, Đại tá John Raffery, Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS) đang bắt đầu cho thấy sự “già yếu” và khả năng tấn công suy giảm.

ATACMS được thiết kế trong những năm 1970 và hoàn thiện vào những năm 1980.

Trong khi Quân đội Mỹ dành lượng lớn ngân sách để nâng cấp khả năng động cơ, định vị và phá hủy mục tiêu của tên lửa, ông Rafferty cho biết: “Chúng ta cần thực hiện nó càng nhiều càng tốt.”

Quân đội Mỹ yêu cầu tên lửa đất đối đất mới có tầm bắn đến 499 km, tăng hơn 40% so với hệ thống hiện tại chỉ 300 km.

Ông Rafferty cho biết: PrSM ban đầu là một chương trình sẽ hoàn thiện vào năm 2027 đẻ cho mọi người dân Mỹ thấy lãnh đạo nhà nước chủ yếu tập chung làm những gì.

Không chỉ có Lockheed Martin, Raython cũng đang chuẩn bị tham gia đấu giá hợp đồng cuối cùng. Raytheo là một công ty công nghiệp quốc phòng chủ yếu sản xuát vũ khí và trang thiết bị quân sự.

Cho đến năm 2007, doanh nghiệp cũng bắt đầu hợp tác và chế tạo máy bay phản lực thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt với nhiều công ty khác. Hôm 9-10, Raytheon thông báo rõ ràng về chương trình Tên lửa Deep Strike (Tấn công sâu), một tên gọi khác của PrSM với máy phóng tên lửa được tích hợp thành công trên xe tải quân sự.

Tên lửa DeepStrike được phát triển theo yêu cầu Tên lửa Tấn công Chính xác của Quân đội Mỹ. Máy phóng sẽ bắn 2 tên lửa đồng loạt từ một ống phóng duy nhất, một sáng kiến và thiết kế khác biệt để giảm chi phí và tăng gấp đôi sức mạnh chiến đấu.

Tên lửa bay xa, lực công phá mạnh và tích hợp hệ thống điều hướng hiện đại hơn so với vũ khí hiện tại, đang nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Tên lửa DeepStrike sẽ tích hợp vào các phương tiện mang-phóng như: Pháo phản lực M270 và xe chiến đấu M142 HIMAR. Tầm hỏa lực và tốc độ của tên lửa mới sẽ cho phép các đơn vị Quân đội Mỹ phá hủy các mục tiêu ở khu vực địa lý rộng lớn trong môi trường có mối đe dọa cao.

Phạm Trúc
.
.