13 năm làm cận vệ cho Tổng Bí thư Lê Duẩn
Ông Chu Trọng Bình đã có 38 năm công tác trong lực lượng Cảnh vệ. Trong đó, từ năm 1973 đến 1978, ông làm nhiệm vụ bảo vệ nhà riêng của Tổng Bí thư Lê Duẩn, tiếp đó là sĩ quan tiếp cận cho tới khi Tổng Bí thư từ trần (năm 1986). Ông sinh năm 1949, quê xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; nay đã nghỉ hưu.
Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907 – 7/4/2007), trong cuộc trò chuyện thân tình với chúng tôi, ông Bình đã kể lại những kỷ niệm sâu sắc về những năm tháng đáng nhớ này...
Năm 1969, khi mới 20 tuổi, tôi được tuyển vào lực lượng Cảnh vệ, biên chế vào Đội 10 thuộc Cục Cảnh vệ, làm nhiệm vụ đặc biệt để phục vụ lễ tang Bác Hồ. Đến năm 1971, tôi về Đội 1 làm nhiệm vụ bảo vệ Bộ Chính trị. Năm 1972, tôi chuyển sang bảo vệ nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Làm tại đây 1 năm thì tôi được bổ sung sang bảo vệ nhà Tổng Bí thư Lê Duẩn, sau đó là sĩ quan tiếp cận. Như vậy, tôi đã có 13 năm làm cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Đối với đồng chí Lê Duẩn, tôi có nhiều kỷ niệm rất cảm động. Tôi nhớ, Tết Bính Thìn 1976, Tổng Bí thư về thăm quê ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Mồng 1 tết, Bác Duẩn đi một vòng quanh xóm thấy nhà nào cũng nghi ngút khói, tưởng bà con làm cỗ to lắm. Bác Duẩn vào thăm một gia đình, bảo mở vung ra coi thì thấy đang luộc sắn. Tôi thấy Bác Duẩn chảy nước mắt. Sang thăm các nhà khác cũng vậy, chỉ thấy toàn luộc sắn đón tết, Bác Duẩn trầm ngâm…
Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm các tỉnh Tây Nguyên (người thứ nhất bên trái là đồng chí Chu Trọng Bình). |
Khi Bác Lê Duẩn đi ra sân kho, nhiều bà con cũng đi theo, quây quần để nghe Tổng Bí thư nói chuyện. Bác Duẩn nghẹn ngào nói: “Mồng 1 tết mà tôi đến thăm nhà nào cũng thấy luộc sắn. Bà con ta còn nghèo quá! Trong đời hoạt động cách mạng, tôi đã chịu nghèo khổ, nhưng bây giờ đất nước đã được thống nhất, phải lo làm sao để cho dân giàu lên. Phấn đấu để đồng bào ta, các ông bà già, trẻ con mỗi bữa có một quả trứng, một cốc sữa mà rất khó”. Tôi thấy mặt Bác Duẩn đỏ bừng vì xúc động, nước mắt cứ chảy ra…
Tổng Bí thư tâm sự với bà con: “Hồi trước, khi tôi còn bé, nhà rất nghèo. Bây giờ thấy bà con còn nghèo thế này, tôi đau lòng lắm. Tôi nhớ hồi tôi còn bé, mẹ tôi chỉ mong làm sao để mỗi ngày có đủ ba bữa khoai lang cho con ăn. Tôi thương mẹ tôi, vì vậy bây giờ ở Hà Nội ngày nào tôi cũng ăn thêm vài củ khoai lang để nhớ mẹ tôi…”.
Tôi thấy, có lẽ vì thế cho nên đương thời Tổng Bí thư Lê Duẩn đi đâu thấy nơi nào, người nào lao động sản xuất giỏi, làm ra được nhiều khoai lúa cho nông dân là Tổng Bí thư hỏi thăm cặn kẽ để chỉ đạo các địa phương khác học tập.
Tôi vẫn nhớ mãi mấy câu trong bài thơ “Nhớ về Anh” của nhà thơ Tố Hữu viết về Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Đồng bào đồng chí nhớ Anh/ Người con của làng nghèo Chợ Sãi/ Xác xơ mấy túp lều tranh/ Nóng bỏng cát đồi Triệu Hải/ Bữa cháo bữa rau, đùm bọc nhau lá rách lá lành/ Lòng vẫn đậm/ Tình thương và lẽ phải…”.
Sau ngày giải phóng miền
Tiếp đó, Tổng Bí thư đi thăm những “chuồng cọp”, nơi trước đây đồng chí và các chiến sĩ cách mạng đã từng bị địch giam cầm. Tôi được biết, hồi trước Bác Duẩn bị giam cầm ở đây hai lần tổng cộng hơn 10 năm. Đến đây, Bác Duẩn đi thăm nhiều nơi, từ nơi làm việc của “Chúa đảo”, đến các phòng trước đây bị giam. Vừa đi Bác Duẩn vừa kể cho mọi người về từng phòng giam.
Hồi đó tù nhân phải ăn cơm mục, cá khô mặn khú nên rất thèm rau. Ông Trần Quỳnh (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đi cùng đoàn kể lại là Bác Duẩn bị cầm cố không được ra, ông ra ngoài tranh thủ hái được mấy cái đọt bàng đưa vào cho Bác Duẩn nhai, Bác Duẩn bảo: “Sao ngon thế! Ngon không thể tưởng tượng được!”.
Bọn cai ngục thường xuyên đánh đập tù nhân rất dã man. Tôi còn nhớ, Bác Duẩn kể lại một chuyện rất cảm động: Hồi trước, phạm nhân ở nhà tù Côn Đảo rất thiếu quần áo, nhiều người không có áo để mặc, phải chịu rét, chịu đói, ốm đau. Một người bạn chiến đấu trước khi hy sinh, đã cởi chiếc áo trao lại cho đồng chí Lê Duẩn dùng để chống rét, giữ gìn sức khỏe, tiếp tục hoạt động cách mạng.--PageBreak--
Trong quá trình bảo vệ Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi nhận thấy tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến an ninh chính trị thì không có. Công tác bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước do nhiều lực lượng phối hợp triển khai, chúng tôi là bảo vệ trực tiếp vòng cuối cùng, nếu để xảy ra sơ suất lớn thì không còn gì để nói. Tuy nhiên cũng có một số tình huống gay cấn.
Đầu tháng 5 năm 1975, đồng chí Lê Duẩn đi chuyên cơ vào thăm các tỉnh miền
Sau khi kết thúc chuyến công tác miền
Từng nhiều lần tháp tùng Tổng Bí thư Lê Duẩn sang thăm Liên Xô, có một điều để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm là cách xử sự không hề cách biệt của Tổng Bí thư đối với anh em chúng tôi trong các bữa ăn. Hồi đó, lúc đầu phía bạn bố trí Bác Lê Duẩn ngồi ăn một bàn cùng cán bộ của Liên Xô, còn các bác sĩ, bảo vệ, phục vụ ngồi ăn riêng bàn khác. Bác Lê Duẩn nói với họ: “Tôi sống được đến bây giờ, có ba người đã chết thay tôi để tôi hoạt động cách mạng. Hàng ngày, các chú đây phục vụ tôi” - Bác Duẩn chỉ vào chúng tôi rồi nói tiếp - “Ngoài công việc, tôi coi như bạn bè, rất quý các chú, ăn uống không phân biệt”. Từ đó trở đi, tôi thấy họ sắp xếp chúng tôi ngồi ăn cùng bàn với Tổng Bí thư.
Cảnh vệ Liên Xô từ lâu đã có truyền thống làm rất bài bản. Để đảm bảo an ninh cho các nguyên thủ trong nước và nước ngoài, Liên Xô đã thành lập Cục 9 trực thuộc Ủy ban An ninh quốc gia. Hồi đó, ở các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xôviết đều thành lập bộ phận này. Khi có đoàn xe chở nguyên thủ đi qua thì họ dẹp đường từ xa, có xe trinh sát đi trước cách xa tới 2 km. Ngoài xe dẫn đường và hai xe cảnh vệ khóa sau còn có một xe cảnh vệ trông giống hệt xe của nguyên thủ. Xe đó lúc chạy liệng bên phải, lúc lán sang bên trái để quan sát.
Tôi thấy trong xe bao giờ cũng có bốn Cảnh vệ to khỏe ngồi ghế dọc, quay lưng vào nhau (không làm ghế ngang như bình thường), để quan sát kỹ hai bên, tay luôn cầm khẩu súng AK loại bé. Chúng tôi vào tham quan các trường huấn luyện của cảnh vệ nước bạn, thấy rằng cảnh vệ chuyên trách bảo vệ lãnh tụ chỉ là một bộ phận. Họ còn có những bộ phận cảnh vệ chuyên trách nhiều nhiệm vụ đặc biệt khác, kể cả bảo vệ vũ khí chiến lược. Họ đào tạo rất bài bản.
Chúng tôi đã nhiều lần bảo vệ Tổng Bí thư đi thị sát thực tế. Thường ngày, nếu không bận việc, thì khoảng bốn rưỡi, năm giờ chiều, Tổng Bí thư lại bảo lên xe đi dạo quanh phố phường Hà Nội. Hoặc nghe tin ở đâu có chuyện gì mới là đến kiểm tra. Những chuyến “vi hành” đó, Tổng Bí thư không báo trước cho ai, thường chỉ có hai xe đi thôi. Theo quy định thì phải có xe trước, xe sau, có đủ mọi người, nhưng Tổng Bí thư bảo: “Chúng ta đi tham quan nắm tình hình, đi đông làm gì?”. Bác Duẩn không ưa hình thức, không thích làm rầm rộ. Trong thời gian đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, khi đi trên đường thường có xe trước, xe sau để bảo vệ, còn có xe của Quân đội mang máy 15W, ăngten dài ngoằng để nghe tình hình máy bay địch oanh tạc, Bác Duẩn cũng không thích rầm rộ như vậy.
Trong cuộc sống hàng ngày, Tổng Bí thư Lê Duẩn quý những người chất phác, thật thà. Việc nào của ai là phải làm cho tốt, Tổng Bí thư không ưa kiểu bao biện làm thay người khác, hoặc tranh công của người khác.
Cũng cần phải nói là, trước đây quản lý cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ bằng một “kỷ luật thép”, nghĩa là rất rắn. Đặc biệt quy định cán bộ, chiến sĩ đội gác không được ra ngoài, nếu ra thì phải báo rõ giờ đi, giờ về, đến đâu, gặp ai. Đi đâu cũng phải đủ tốp ba người. Kể cả bố mẹ ở quê đến thăm cũng không đến tư dinh của lãnh đạo, mà phải đến chờ ở trụ sở đơn vị rồi đơn vị gọi điện ra tiếp. Ngay cả trong Cục Cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ giữa các bộ phận khác nhau cũng không được chơi thăm nhau, nghĩa là bộ phận nào chỉ biết bộ phận ấy. Chúng tôi đã góp phần bảo vệ Tổng Bí thư Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước tuyệt đối an toàn. Đó là niềm vinh dự lớn của cuộc đời tôi