Triển lãm “40 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam và chế độ diệt chủng”:

Hồi ức về nỗi đau và niềm kiêu hãnh

Thứ Sáu, 04/01/2019, 11:40

Ngày 4-1, tại Bảo tàng Quân Khu 9 (TP Cần Thơ) Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh, tư liệu, hiện vật với chuyên đề “40 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam và chế độ diệt chủng”.


Triển lãm nhằm kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập lực lượng QĐND Việt Nam, 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đặc biệt là 40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và  cùng nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xari (7/1/1979 – 7-1/2019).

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm.

Tại lễ khai mạc Triển lãm, các đại biểu được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc do Đoàn nghệ thuật Quân khu 9 dàn dựng, biểu diễn; thể hiện sự tưởng nhớ, tri ân đến CBCS, các anh hùng, Liệt sĩ, thương binh đã không tiếc máu xương vì chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc. 
Các tiết mục văn nghệ do Đoàn nghệ thuật Quân khu 9 dàn dựng, biểu diễn phần nào tái hiện lại cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ biên giới Tây Nam của quân và dân ta.

Đại tá Hồ Văn Thái – Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9, phát biểu: “40 năm đã đi qua, nhưng chiến thắng của chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc vẫn mãi còn đọng lại trong mỗi chúng ta. Chiến thắng là bài học quý giá của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Đồng thời, chiến thắng còn có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đối với vận mệnh của nước bạn Campuchia, xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot. Từ đó khôi phục, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện, trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng và sự phát triển phồn vinh của 2 nước Việt Nam – Campuchia”.
Các đại biểu dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Quân khu 9.
Gần 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm giúp chúng ta hiểu rõ thêm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng.

Triển lãm trưng bày gần 300 ảnh, tư liệu, hiện vật, giúp nhân dân hiểu rõ thêm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng. Thông qua Triển lãm, thế hệ trẻ càng trân quý giá trị cuộc sống trong hòa bình, nâng cao lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Các đại biểu được nghe thuyết trình về trận tiến công địch tại núi Phú Cường.
Lá cờ của các trường học Campuchia tặng Binh đoàn 98 Quân tình nguyện Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, đã phần nào nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari.
Những tư liệu, hiện vật tại Triển lãm giúp thế hệ trẻ càng trân quý giá trị cuộc sống trong hòa bình, nâng cao lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Giúp nhân dân thêm vững vàng niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
40 năm đã đi qua, nhưng chiến thắng của chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc vẫn mãi còn đọng lại trong mỗi chúng ta. Phút xúc động của nữ quân nhân khi đứng trước những hình ảnh thể hiện mối quan hệ gắn bó hữu nghị, gắn bó giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia. 

Cách đây tròn 40 năm, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của dân tộc, quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã đứng lên trừng trị tội ác của tập đoàn phản động Pol Pot - Iêng Xari, bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền biên giới quốc gia; giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng và bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển. Chỉ trong vòng bốn năm, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đã tàn sát gần 3 triệu người dân Campuchia, xóa bỏ hầu hết cơ sở vật chất - xã hội và đẩy dân tộc Khmer trước thảm họa diệt vong. Đối với Việt Nam, chúng xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc, huy động hàng chục sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới nước ta. Đi đến đâu chúng cũng tàn phá làng mạc, cướp bóc, giết hại dã man người dân, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em; xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…



Trần Lĩnh (Ảnh)
.
.