Hệ thống tên lửa Đức bị xâm nhập

Thứ Tư, 08/07/2015, 19:31
Hôm 8/7, Báo Nước Nga ngày nay đưa tin, hệ thống phòng không Patriot do quân dội Đức điều khiển, hiện đồn trú ở biên Thổ Nhĩ Kỳ (đồng minh với NATO) giáp với Syria đã thực hiện hàng loạt lệnh “không thể giải thích” từ một nhóm tin tặc chưa xác định được danh tính.

Hệ thống Patriot có công nghệ hiện đại bậc nhất do Mỹ sản xuất thuộc sở hữu đơn vị phòng không  Bundeswehr Cộng hòa Liên bang Đức và hiện đang đồn trú ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 2013,đã bị tin tặc tấn công , Tạp chí Behörden cho biết.

Theo đó, hệ thống bao phòng thủ hỏa tiễn  gồm 6 dàn phóng và 2 radar đã “bị ép” thực hiện hàng loạt lệnh “không thể giải thích”, tuy nhiên  vì bí mật điều tra, Behörden không nêu thông tin chi tiết.

Tập  Behörden nhận định, có thể có 2 điểm yếu trong hệ thống Patriot, lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng nó cách đây 30 năm.

Điểm yếu thứ nhất năm ở cảm biến tương thích ngắm bắn (SSI), có nhiệm vụ  trao đổi thông tin tác chiến giữa bệ phóng và hệ thống điều khiển tên lửa.

Điểm yếu còn lại có thể nằm ở chip vi tính, đảm nhận nhiệm vụ điều hướng tên lửa tìm và diệt mục tiêu tấn công.

 “Hệ thống phòng thủ quân sự phức hợp không phải thứ gì đó mà một nhóm tin tặc nghiệp dư có thể đụng vào hoặc muốn gây rối”, chuyên gia an ninh Vương quốc Anh, ông Robert Jonathan Schifreen trao đổi Nước Nga ngày nay.

Chuyên gia này nhấn mạnh:  “Hệ thống này không giống như mạng lưới viễn thông đại chúng, hệ thống phòng thủ tên lửa yêu cầu có phải mật mã đặc biệt để bắn tên lửa, chỉ có một vài người biết, và thông thường cần phải có từ 2 đến 3 người khớp nhập mật mã cùng lúc mới có thể bắn tên lửa”.

“Tôi chưa từng nghĩ chuyện này có thể xảy ra, không thể nói hệ thống này không thể xâm nhập theo cách nào đó. Nhóm tin tặc chắc chắn có kỹ năng đặc biệt”, ông Schifren khẳng định.

Ngoài ra, ông Schifren tỏ ý hoài nghi về sự phá hoại có chủ ý từ bên ngoài: “Chắc chắn vụ việc này được thực hiện bởi các chính phủ, cơ quan tình báo nước ngoài cố xâm nhập vào hệ thống và cũng có thể phần mềm được xây dựng cho tên lửa đã bị xâm nhập theo cách nào đó”.

Tuy nhiên,  chuyên gia an ninh mạng Billy Rios (Mỹ) cho rằng rủi ro  chắc chắn bắt nguồn từ phần mềm ứng dụng cho vũ khí thông minh, trong khi đó quân đội quốc gia được bàn giao hệ thống không thể hiểu mà vận hành cho đúng.

Trong tháng 6 vừa qua,  Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố sẽ thay thế Patriot bằng hệ thống phòng thủ tầm trung mở rộng (MEADS), một sản phẩm công nghệ quốc phòng được phát triển bởi Mỹ, Đức và Italy với tổng giá trị 4 tỷ euro.

Ngọc Bích
.
.