Hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân – việc làm nhân văn và ý nghĩa

Thứ Năm, 30/06/2016, 18:10
Trung tâm Tư vấn Pháp luật của Đại học Luật TPHCM và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo tại Văn phòng Liên hợp quốc ở Hà Nội.


Mục đích đích lớn nhất của hội thảo là nhằm thảo luận về vấn đề cung cấp hỗ trợ pháp lý di động ở một số trại giam, dành cho các phạm nhân sắp mãn hạn tù - Ban Tổ chức hội thảo cho biết vào ngày 30-6. 

Ông Scott Ciment, cố vấn chính sách về pháp quyền của UNDP cho hay, khó khăn về giấy chứng minh nhân dân, giải quyết hồ sơ lý lịch tư pháp, đăng ký hộ khẩu và các rắc rối gia đình là những vấn đề thường gặp. Một số phạm nhân đọc viết còn khó. 

Chương trình này được thiết kế để giúp phạm nhân tái hoà nhập xã hội thông qua trợ giúp thông tin pháp lý cơ bản do các sinh viên luật thực hiện với sự hỗ trợ của các giảng viên và luật sư.

Hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân tại trại giam

Trước khi đến các nhà trại giam, 50 sinh viên tại Đại học Luật TPHCM đã gửi phạm nhân bảng câu hỏi đánh giá nhu cầu pháp lý để đảm bảo công tác trợ giúp pháp lý hữu ích đối với phạm nhân. 

Sau đó, sinh viên cùng với các giảng viên và luật sư phân tích đánh giá nhu cầu và làm quen với các vấn đề pháp lý mà phạm nhân có thể nêu trong các phiên tư vấn. Tiếp theo, sinh viên gặp và nói chuyện với hơn 600 phạm nhân ở 5 trại giam như: Long Hoà, Cây Cầy, Thanh Hoá (2 phân trại), và Thủ Đức (Z30D). 

Các sinh viên đã ghi chép và cung cấp thông tin tại các buổi tư vấn trực tiếp. Khi ra tù, các cựu phạm nhân có thể đến trung tâm Tư vấn Pháp lý để tiếp tục được trợ giúp.

Đại học Luật TP. HCM cũng xây dựng danh sách đầu mục dành cho phạm nhân, tập trung vào những thông tin pháp lý cơ bản mà họ cần để có để tái hoà nhập. Các cuốn sổ tay này được phân phát cả trong và ngoài các trại giam và tại các Trung tâm Tư vấn Pháp lý. Đại học Luật đã phối hợp cẩn thận với các cơ quan chức năng để đảm bảo tuân thủ các quy định của trại giam.

Ông Dương Hoán, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp Luật, chia sẻ điều quan trọng là phải liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo trại giam để có được thời gian thích hợp nhất cho việc tiến hành trợ giúp pháp lý.Đồng thời, dự án cũng giúp các sinh viên luật tham gia có cơ hội áp dụng trên thực tế những kiến thức pháp luật mà họ đang học. 

Một sinh viên luật năm hai cho biết: “Từ trước đến nay, tôi không biết bên trong trại giam thế nào. Việc tham gia hoạt động này là cơ hội tốt cho tôi học hỏi những điều như thế và cũng là cơ hội cho tôi giúp phạm nhân có thêm kiến thức về luật”.

Phạm nhân có một quá khứ đặc thù, một tương lai mờ mịt và một tâm hồn dễ bị tổn thương, nhưng họ rất cần giúp đỡ. Đó là sự hướng đến của hội thảo này.

Mai Thùy
.
.