Khi nhà văn cải chính...giai thoại

Thứ Ba, 13/04/2010, 16:00
Trước đây, trong một bài báo đề cập tới những phản ứng dữ dằn và có phần... ngờ nghệch của một số nhà văn trước những mẩu chuyện có tính giai thoại về đời sống riêng tư và sự nghiệp sáng tác của họ, tôi đã đặt cho bài viết của mình tiêu đề  "Nhà văn Việt Nam không biết đùa?".

Trong bài viết nhỏ này, tôi lại xin được cung cấp cho bạn đọc những câu chuyện kể về sự phản ứng khá nhẹ nhõm, đáng yêu của không ít nhà văn đối với những giai thoại chưa thật đúng (hoặc chưa thật đẹp - nếu xét theo cách nhìn nào đó) về bản thân họ. Qua đó, ta có thể thấy, họ là những người rất biết cảm thông với bạn nghề và khá tinh tế trong việc xử lý những "chuyện đã rồi".

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, cuốn sách "Tranh, tượng khỏa thân" chính thức ra mắt độc giả. Sách do Tổng Công ty Sách Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin phối hợp xuất bản. Cuốn sách dày 176 trang, khổ 25,5x35,5cm, giới thiệu 52 tác phẩm mỹ thuật ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ. Cuốn sách đã đem đến một cách nhìn mới về vẻ đẹp tự nhiên hướng tới cái "chân, thiện, mỹ" của con người.

Nói về nghệ thuật vẽ nude, họa sĩ - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Anh Vân, Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết, từ khi có trường Mỹ thuật Đông Dương (1925) thì môn học vẽ khỏa thân đã là môn học cơ bản và quan trọng. Những lớp họa sĩ đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương như Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Văn Tỵ… đều có những bức vẽ khỏa thân đẹp.

Danh họa Tô Ngọc Vân từng viết: "Những hình sắc của người đàn bà lý tưởng đã bày, đã giải xác trên họa phẩm để tạo nên những không khí về sắc, về hình mà mình mong muốn". Mặc dù thế, từ trước đến nay, bởi nhiều lý do, tranh khỏa thân chỉ xuất hiện rải rác ở các cuộc triển lãm, trong các cuốn sách mỹ thuật chuyên ngành mà chưa xuất hiện với tư cách là một cuốn sách chuyên luận về tranh khỏa thân như ở cuốn sách nói tới đây.

Họa sĩ Ngô Thành Nhân, người chịu trách nhiệm tổ chức bản thảo cuốn sách cho biết, anh đã gửi 500 giấy mời đến các họa sĩ. Ban đầu, anh nhận được lời phản hồi rất… bi quan của một số họa sĩ: "Làm thì làm, gửi thì gửi nhưng sách chắc không ra được đâu?!". Họa sĩ nhiều tuổi nhất tham gia là họa sĩ Phan Kế An (ông sinh năm 1923) và họa sĩ trẻ tuổi nhất là họa sĩ Khúc Đỗ Tri (sinh năm 1977).

Cuốn sách cũng có sự tham gia của 7 nữ họa sĩ. Họa sĩ Ngô Thành Nhân cho biết, khi cuốn sách ra đời, nhiều người không có mặt trong cuốn sách với những lý do khác nhau đều tỏ ra tiếc nuối, có người mong sách sẽ được tái bản để tác phẩm của họ được bổ sung. Thậm chí, có hai vợ chồng họa sĩ đã có nhã ý nhờ Ngô Thành Nhân làm giúp một cuốn sách tranh khỏa thân riêng của họ để làm kỷ niệm.

Trong gần một năm chuẩn bị gom tranh để xuất bản cuốn sách, họa sĩ Ngô Thành Nhân đã gặp nhiều chuyện... lạ. Anh kể, có một nữ họa sĩ tuổi còn trẻ muốn in vào sách ba bức tranh "Khỏa thân tự họa" của mình.

Ban đầu, anh khuyên cô nên bỏ chữ "tự họa", vì một nữ họa sĩ vừa có ảnh chân dung, vừa có tranh khỏa thân "tự họa" trong một trang sách thì hơi… phiền hà. Nữ họa sĩ ấy cho rằng, chẳng sao cả, mình tự họa chân dung của mình thì có gì phải giấu giếm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, khi anh tán đồng thì cũng là lúc nữ họa sĩ đến xin… rút tranh để tham gia vào đợt sau.

Ngược lại, có một họa sĩ chuyên vẽ tranh chiến trường, khi nhận được lời mời của Nhà xuất bản, ông đã muốn làm mới mình, ông thuê một người mẫu về nhà để vẽ. Hôm ông vẽ thì vợ ông đã chịu khó đứng cạnh chồng hàng tiếng đồng hồ ở phòng tranh để "kiểm duyệt" các nét vẽ của chồng xem có gì... sơ suất không! Tất nhiên, với khả năng về hội họa của mình, ông cũng đã hoàn thành tốt các họa phẩm khỏa thân để kịp đưa vào sách.

May mắn cho người họa sĩ già nói trên có một người vợ thông cảm với nghề nghiệp của chồng, còn hầu hết những người vợ không thích các đấng lang quân của mình vẽ khỏa thân. Họa sĩ Ngô Thành Nhân nhớ lại rằng, một trong số ba bức tranh của anh góp mặt trong cuốn này có "số phận" khá đặc biệt, đó là khi anh và một vài người bạn của mình cùng thuê chung người mẫu để vẽ.

Một lần đang vẽ ở nhà một người bạn thì vợ bạn đi làm về. Họ vội vàng giấu tranh vào dưới ghế ngồi. Một tiếng sau khi anh về nhà, người bạn đạp xe hớt hải đến tìm anh, mặt tái mét: "Chết rồi ông ạ, vợ tôi tìm mấy bức tranh của anh em mình và xé hết rồi". Người bạn này sau đó còn gặp phải chuyện "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" vì trót… lấy trộm một mảnh lụa đen của vợ để trả công cho người mẫu.

"Khi mọi chuyện "lộ tẩy" - Họa sĩ Ngô Thành Nhân kể tiếp - chúng tôi tìm đến một nhà người bạn khác để vẽ. Có lần, đang vẽ thì bà vợ đi làm về. Lần này, tiếng bước chân ở cầu thang tập thể và tiếng mở cửa vọng vào rất to, anh bạn bảo: "Ôi thôi, dọn dẹp đi, "tủ lạnh" về rồi". Khi chị bước vào nhà thì thấy chúng tôi đang nói những chuyện thời sự, xã hội nóng hổi, chị vui vẻ lắm. Vậy là trận này, chúng tôi thoát!".

Một thời, vì những quan niệm về luân thường đạo lý, những họa sĩ vẽ tranh khỏa thân phải giấu giếm, lén lút vẽ rồi lén lút… chiêm ngưỡng tác phẩm của mình. Tôi từng nghe kể một họa sĩ khi vẽ xong tranh thì giấu biệt trong phòng riêng. Lý do đơn giản, nhà anh có 3 cô con gái, cộng cả vợ anh là 4 người phụ nữ trong nhà, khi vẽ xong bức tranh khỏa thân, anh treo lên tường, bạn bè của vợ đến thấy… chướng, bạn trai của con đến thấy… chướng.

Thậm chí, có một họa sĩ trẻ tuổi có mặt trong cuốn sách khi phóng viên gọi điện thoại hỏi về những họa phẩm của mình, anh bèn đưa điện thoại cho… bố mình nghe và trả lời thay với lý do anh không biết nói gì về những bức vẽ của mình!

Một câu chuyện "mới tinh" mà họa sĩ Ngô Thành Nhân là một trong những "tòng phạm" trực tiếp gây nên. Sau khi cuốn "Tranh tượng khỏa thân" in xong, anh tặng một cuốn cho một người bạn ở Thanh Hóa để làm kỷ niệm. Về đến nhà, do có chuyện gấp nên người bạn để sách ở phòng khách và đi công chuyện.

Đến mười giờ đêm về nhà, vợ anh này xuống cửa đón chồng, giọng hoảng hốt bảo: "Anh lên ngay, mẹ đã chờ anh suốt từ sáng đến giờ đấy!". Khi anh này lên phòng thì bà mẹ (80 tuổi) chỉ tay vào cuốn sách và nói: "Con ơi, mẹ sinh con ra, mẹ dạy dỗ con ăn học, lớn khôn đến ngày nay, mẹ không bao giờ nghĩ con lại hư đốn thế. Toàn tranh ảnh đồi trụy mang về nhà, mày có bao nhiêu đứa con gái thế này thì còn dạy dỗ con cái ra làm sao được nữa hả con?".

Tất nhiên, anh nọ không biết giải thích thế nào cho mẹ hiểu, vì trong tâm trí của bà không có "ngăn dữ liệu" cho cái gọi là "tranh khỏa thân"! Sau đó, bà lật trang đầu tiên có lời đề tặng của họa sĩ Ngô Thành Nhân: "Quý mến tặng…" và nói với con trai: "Mày phải xem lại tư cách thằng bạn này, nó quý mến mày gì mà nó tặng cho mày cái thứ này hả con!". Khi kể lại câu chuyện, người bạn kia còn đùa bảo: "Bà nhớ tên ông rồi, ông mà về nhà tôi chơi là bị bà… đuổi thẳng!".

Bên cạnh câu chuyện bi hài ấy thì cuốn "Tranh, tượng khỏa thân" là "cái cớ" để cho nhiều nữ họa sĩ thể hiện cảm xúc về những vẻ đẹp tiềm ẩn về nghệ thuật nude. Nữ họa sĩ Lê Thị Hoàn có 3 bức vẽ thiếu nữ và mèo tâm sự rằng, thuở xưa bà cũng đã từng vẽ tranh nude nhưng bị đứt đoạn một thời gian khá lâu.

Khi nhận được thông báo về cuốn sách, bà đã cảm xúc vẽ tranh nude trở lại và đây cũng là những bức vẽ cuối cùng ghi dấu những kỷ niệm bà có với người chồng thân yêu, cố đạo diễn - NSND Trần Vũ, người đạo diễn tài năng vừa ra đi vào ngày mồng 3 tháng Giêng vừa rồi, vì ông chính là người đầu tiên chiêm ngưỡng và nhận xét các bức họa của bà…

Nhà thơ lãng mạn Pháp thế kỷ XIX Teophin Cochie từng nói: "Tôi có thể khước từ quyền làm người Pháp và quyền công dân của tôi nếu được xem một bức tranh thật của Raphael hay bức "Người đàn bà đẹp khỏa thân", cách nói này có thể hơi quá, song, chiêm ngưỡng cái đẹp là một nhu cầu chính đáng của con người, cái đẹp nằm trong mắt của kẻ si tình.

Cuốn "Tranh, tượng khỏa thân" tuy còn thiếu vắng một vài tên tuổi họa sĩ do thời gian gấp gáp, một số họa sĩ thì tay nghề chưa nhuyễn nên còn có những hạn chế. Tuy vậy, sự ra đời của cuốn sách đã tạo ra được một cái nhìn cởi mở trong mỹ thuật Việt Nam đương đại.

Được biết tới đây, cuốn sách sẽ được triển lãm ở một vài địa điểm và sẽ được bán đấu giá để làm từ thiện. Hy vọng, cuốn sách sẽ là một bước đệm để tạo nên một điểm nhấn mới của Mỹ thuật đương đại Việt Nam

Tường Duy
.
.