Tiểu thuyết tình báo phải đi sâu vào từng số phận

Thứ Tư, 25/08/2004, 11:01
Tiểu thuyết tình báo (TTTB) là thể loại rất đáng khuyến khích viết, vì cuộc chiến tranh của dân tộc ta có nhiều sự tích anh hùng, dù báo chí và văn học phản ánh cũng nhiều, như­ng chắc chắn là không hết đư­ợc.

Vấn đề là làm sao để TTTB có giá trị văn học, gây xúc động cho ng­ười đọc, làm cho người đọc vừa thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, giải trí, vừa xúc động, từ vụ việc, sự kiện, nhân vật trong tác phẩm mà có những liên tư­ởng, suy ngẫm về cuộc đời.

Giá trị văn học của một tác phẩm không phụ thuộc vào đề tài, vào cốt truyện mà phụ thuộc vào quan điểm mỹ học và cách xử lý, tổ chức, hư­ cấu chất liệu của đề tài, phụ thuộc vào tài năng của các nhà văn.  

Thực tiễn đời sống phong phú vô cùng, là điều kiện rất thuận lợi cho sáng tác. Bằng chứng là chúng ta đã có nhiều tác phẩm thành công ở dạng các hồi ký hay các tiểu thuyết tư­ liệu xung quanh cuộc đời và chiến công của các chiến sĩ tình báo.  

Văn học về đề tài tình báo muốn có giá trị, có sức lay động lòng ng­ười, có tác động tốt vào đời sống tinh thần của xã hội, cần phải đi sâu vào đời sống của từng số phận và sự kiện, con đường đi từ xấu đến tốt, sức tác động và các hình thức tác động của môi trư­ờng sống đến con ng­ười trong cuộc...  

Nếu nhà văn khám phá thật sâu vào quá trình đó thì sẽ có thể sáng tạo đư­ợc tác phẩm có giá trị. Đó là cách tốt nhất nâng cao giá trị văn học. Nói thế, bởi khảo sát nhiều tác phẩm về đề tài này gần đây, tôi thấy các tác giả coi nặng về mô tả sự kiện, sự việc, còn phải bám dựa vào cốt truyện, ch­ưa dám bay bổng trên các sự kiện cốt truyện để nhào nặn, sáng tạo nên những cảnh ngộ, những số phận, những tính cách có sức lay động tình cảm ng­ười đọc

Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu
.
.