Quan niệm Xuân-Tết thế nào cho chính xác

Thứ Năm, 04/02/2010, 16:57
Từ trước tới nay, chúng ta vẫn tính ranh giới các mùa theo ngày tháng Âm lịch. Chính vì lẽ đó mà trong ngày tết Dương lịch, chúng ta bao giờ cũng thấy các cơ quan đoàn thể căng biểu ngữ "Chúc mừng năm mới" chứ không đề "Chào Xuân mới".

Các báo lần lượt ra những ấn phẩm theo trình tự: Số tết, rồi thêm nữa: Số báo xuân (có báo gộp cả tết và xuân vào một số, gọi chung là báo Tết, hoặc báo Xuân).Nhưng ngoại lệ cũng có một đôi tờ báo làm theo quy trình ngược lại. Họ ra một số báo "Xuân" (có chữ Xuân khá to kèm với số năm, ví như năm 2009, 2010 chẳng hạn). Số báo này ra để chào mừng ngày tết Dương lịch. Và rồi chừng một tháng sau đó, họ ra tiếp số báo "Tết". Vậy các báo đó quan niệm thế nào là Xuân, thế nào là Tết, và quan niệm như vậy liệu có chính xác?

Theo tôi nghĩ - và chắc chắn là như nhiều người khác nữa, thì ngày tết bao gồm ngày cuối cùng của năm cũ, ngày mở đầu cho năm mới. Những ngày này có ý nghĩa như cái bản lề, như bậc cửa, bước qua bậc cửa này rồi - chúng ta bước vào một mùa xuân mới tràn trề nhựa sống. Đón tết, mừng Xuân dứt khoát phải từ ngày Tết mở ra, không lý nào đón xuân về hàng tháng rồi mới đến lễ đón giao thừa, như thế có khác gì cô dâu về ở trước nhà chồng đến chán chê rồi mới tổ chức lễ cưới, lễ đón dâu. Như vậy xem ra không thuận một chút nào.Vài lời góp ý để các đồng nghiệp cùng tham khảo

.
.