Người "tự lập trình" cho cuộc đời mình

Thứ Hai, 18/08/2008, 16:00
364 nhà kinh tế học nổi tiếng, trong đó có 5 người được giải Nobel về kinh tế, 76 giáo sư và chủ tịch Hội kinh tế Hoàng gia Anh đã liên hiệp ra công bố chính sách của Margret Thatcher là "đã đe dọa tới sự ổn định của nước Anh". Thậm chí có người độc miệng đã gọi Margret Thatcher là "Mụ đàn bà độc ác", "Con quỷ ăn thịt người", "Vị Thủ tướng không được hoan nghênh ở nước Anh"...

Margret Thatcher trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Anh quốc vào thời điểm bức tranh kinh tế nước này rơi vào tình trạng ảm đạm nhất. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, lạm phát, thất nghiệp đều ở mức cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, chính sách kinh tế của bà tân Thủ tướng chưa thể phát huy ngay tác dụng, bị dư luận cáo buộc là "đã phá hoại nền kinh tế nước Anh, vượt cả sự tàn phá của những quả bom của phát xít Đức trong Đại chiến thế giới lần thứ 2"...

364 nhà kinh tế học nổi tiếng, trong đó có 5 người được giải Nobel về kinh tế, 76 giáo sư và chủ tịch Hội kinh tế Hoàng gia Anh đã liên hiệp ra công bố chính sách của Margret Thatcher là "đã đe dọa tới sự ổn định của nước Anh". Thậm chí có người độc miệng đã gọi Margret Thatcher là "Mụ đàn bà độc ác", "Con quỷ ăn thịt người", "Vị Thủ tướng không được hoan nghênh ở nước Anh"... Nhưng sau đó bà vẫn trụ vững trong dinh Thủ tướng tại nhà số 10 phố Downing liên tiếp trong ba nhiệm kỳ liền (1979-1993) và tỏ rõ bản lĩnh của "Người đàn bà  thép”.

Quả là người Nga đã rất thông minh và hóm hỉnh khi đặt cho Margret Thatcher - nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Anh quốc biệt danh "Người đàn bà thép". Bản lĩnh cứng rắn như "thép" là đặc trưng điển hình trong tính cách của một con người mà ngay từ khi còn rất nhỏ, cuộc đời đã gần như được "lập trình" một cách rất rõ ràng: phải trở thành Luật sư, sau đó trở thành Nghị sĩ Quốc hội và cuối cùng là ngồi vào ghế Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp trung học, Margret thi vào Đại học Oxford- ngôi trường đã từng đào tạo ra 24 trong số 50 Thủ tướng của nước Anh. Nhưng do sự sắp xếp của nhà trường, Margret không được học ngành Luật như mong muốn, mà theo học ngành Hoá. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, Margret học tiếp  ngành Luật và thi lấy bằng Luật sư khi mới sinh con 10 ngày.

Ngay cả chuyện lấy chồng, sự lựa chọn của Margret cũng rất "tỉnh táo": phải lấy người đẹp trai, khả năng tài chính dồi dào, và quan trọng nhất là phải ủng hộ, tạo điều kiện để mình trở thành Thủ tướng...

Thời sinh viên sôi nổi, các hoạt động của Margret đều nhằm vào đích trở thành một chính trị gia, nên cô đã tham gia Hiệp hội của đảng Bảo thủ và sau đó trở thành Chủ tịch hiệp hội này tại Đại học Oxford. Vì thế, cô có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các nhân vật quan trọng của đảng Bảo thủ và "ngộ" ra một điều: muốn trở thành Nghị sĩ phải có tài ăn nói sắc sảo để thu phục cử tri.

Người đời thường nói, đằng sau sự thành đạt của một người đàn ông là một người vợ thông minh, hoặc một người tình đắc lực. Với trường hợp của Margret thì phía sau những thành đạt của bà Thủ tướng là sự tiếp sức, cổ vũ, trợ giúp của một người chồng lý tưởng - ông Denis Thatcher. Bà Thatcher đã rất tự hào khi công khai nói rằng: "Chính tiền của Denis đã giúp tôi bước trên con đường thành công!".

Denis Thatcher lớn hơn Margret 10 tuổi, đã từng có một đời vợ và không phải là mối tình đầu của cô. Trước Denis, cô Margret xinh đẹp, học giỏi, ăn nói sắc sảo đã từng có 2 mối tình sôi nổi. Đầu tiên là một chàng trai dòng dõi vương tôn quyền quý cùng học ở Đại học Oxford. Nhưng khi ra mắt, Margret bị bà mẹ của người yêu phản đối vì nguồn gốc xuất thân của cô không được thanh cao cho lắm. Mối tình đầu tan vỡ khiến Margret đau đớn nhận ra rằng địa vị xã hội là điều cần phải "tính" đến trong hôn nhân.

Chia tay với mối tình đầu, Margret chủ động "tìm hiểu" một thân sĩ. Lần này thì bà mẹ của người yêu chấp nhận địa vị xã hội của Margret, song lại không chấp nhận sự sắc sảo một cách thái quá của cô! Bẵng đi vài năm, Margret tạm gác lại chuyện yêu đương, giành tâm sức cho tham vọng  quyền lực. Và đến khi cô xuất hiện trên sân khấu chính trị với hình tượng của người phụ nữ mới thì Denis đến với cô.

Là một thương nhân buôn bán phát đạt, có thu nhập cao, Denis sẵn sàng chi ra những khoản ngân sách cho các hoạt động chính trị của cô. Nhưng ông lại đang "mắc mớ" trong việc li hôn với người vợ đầu. Là tín đồ Kitô giáo, việc li hôn của hai người bị nhà thờ phản đối. Tuy không còn sống chung với nhau, nhưng họ chưa thể chia tay về mặt pháp lý. Để giành được tình yêu và sự chi viện tài chính, Margret đã đồng ý kết hôn cùng Denis, bất chấp những điều cấm kị của nhà thờ.

Sau khi cưới, hai vợ chồng đã thỏa thuận: "Công tác trên hết, phải ủng hộ lẫn nhau, cho dù công tác đòi hỏi người bạn đời của mình làm gì, cũng đều phải làm cho tốt". Trên thực tế, Denis đã tỏ ra rất hào phóng khi chi ra những khoản tiền không nhỏ cho các đợt tranh cử của vợ.

Khi bà Thatcher diễn thuyết hoặc tổ chức họp báo, ông luôn là người vỗ tay tán thưởng đầu tiên, với những lời cổ vũ: "Nói hay lắm, đúng lắm!". Denis rất tự hào khi khoe với mọi người: "Người ta cho rằng tôi là một ông chồng được ít người chú ý đến nhất. Tôi vẫn muốn giữ trạng thái như thế để vợ tôi xuất đầu lộ diện".

Khác xa với nhiều nữ Thủ tướng trên thế giới, Margret Thatcher đã rất thành công trong việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa giữa sự nghiệp và gia đình. Bà đã "khôn ngoan" để lại ở dinh Thủ tướng "bản lĩnh thép", để trở thành một người phụ nữ dịu dàng, luôn thấu hiểu sở thích, nguyện vọng của mọi thành viên trong gia đình. Bà Thủ tướng cũng đi chợ, cũng tự tay pha sữa, hâm cà phê và nướng bánh mỳ cho cả nhà.

Đối với hai người con sinh đôi, bà không có ý định "lập trình" thay cho cuộc đời của chúng. Vì vậy, người con trai tên Max là kỹ. Cô con gái Carroll là phóng viên báo chí. Bà từng nói: "Khi gặp việc nghiêm trọng nhất, chỉ có gia đình mới giúp đỡ, ủng hộ mình toàn tâm toàn ý, mới thể hiện thực sự tình cảm chân thành". Trả lời phỏng vấn báo "Tin điện", Margret Thatcher nhấn mạnh: "Tuy tôi không thể trao đổi với chồng tôi về những điều cơ mật quốc gia, nhưng tôi nghiệm thấy rằng một mặt thường có thể từ đó có được quan niệm giá trị chung, một mặt rút ra được sức mạnh to lớn"...

Từ khi trở thành Nghị sĩ Quốc hội, bản lĩnh "thép" của Margret Thatcher đã có đất để "diễn". Thời gian làm Bộ trưởng Bộ giáo dục, bà Thatcher đã ra quyết định cắt bỏ khoản ngân sách dành cho việc cung cấp sữa miễn phí cho trẻ em tiểu học lứa từ 7 đến 11 tuổi. Vì việc này, một làn sóng công kích dữ dỗi đã dấy lên trong toàn quốc. Nhiều tờ báo lớn ở Anh đua nhau đăng những bài bình luận nội dung chí trích Margret Thatcher... Song bất chấp tất cả, bà Bộ trưởng vẫn kiên quyết giữ nguyên quyết định của mình.

Tiếp đến, bà lại quyết định cắt các khoản tiền dùng cho sinh viên vay. Do đó, khi bà đến diễn thuyết tại Đại học Khoa học Liverpool đã được sinh viên "chào đón" bằng những làn mưa đá và bài hát  "Con chó cái cút đi". Nhưng vì quyết định này đã tiết kiệm cho ngân sách nhiều triệu bảng Anh, Chính phủ đã công bố Luật giáo dục, chính thức hủy bỏ việc cung cấp miễn phí cho học sinh tiểu học.  Tên tuổi của Margret Thatcher trở nên lẫy lừng từ sự kiện ấy.

Khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ,"bản lĩnh thép" của Margret Thatcher thể hiện rõ ràng qua việc giải quyết hàng loạt vụ việc nóng bỏng, gây sự chú ý của trong nước và quốc tế. Một trong những vụ điển hình là bà đã kiên quyết giữ ý kiến trong khi giải quyết vụ tuyệt thực xảy ra tháng 3 năm 1981 của 4 thành viên quân Cộng hòa Ireland, do Sanz - một người theo đạo Thiên Chúa khởi xướng. Mục đích của vụ tuyệt thực là đòi Chính phủ đối xử với hơn 700 tù hình sự của quân Cộng hòa Ireland như đối với tù chính trị: không phải mặc quần áo tù, không phải quét dọn trại giam cũng như bất cứ công việc gì khác, có thể trao đổi tình cảm, tự do thăm hỏi và nhận quà qua bưu điện, được người nhà đến thăm...

Nhưng tất cả các yêu sách trên đều bị bà Thủ tướng kiên quyết cự tuyệt. Sự việc trở nên rắc rối khi việc tuyệt thực của Sanz được các tín đồ Thiên Chúa ở Bắc Ireland hết lòng ủng hộ. Trong một cuộc bầu cử bổ sung ở khu vực đông cử tri là tín đồ Thiên Chúa giáo ở Bắc Ireland, Sanz đã trúng cử nghị viên Hạ viện. Anh ta tuyên bố: sẽ không từ bỏ chiếc ghế nghị viện, không từ bỏ tuyệt thực và sẵn sàng chết với tư cách là nghị viên.

Các nghị viên của Cộng hòa Ireland, nghị viên Mỹ, đặc phái viên của Giáo hoàng La Mã, Uỷ ban nhân quyền châu Âu và đại diện của tổ chức "Chữ thập đỏ" đã đến nước Anh, yêu cầu bà Thủ tướng "nới tay". Thêm vào đó, quân Cộng hòa Bắc Ireland nhân vụ này đã tổ chức cướp bóc, đốt phá, tấn công cảnh sát... Nhưng bà Thủ tướng quyết không nhượng bộ.

Sau 66 ngày tuyệt thực, Sanz đã chết. Tiếp đó, 10 người khác cũng lần lượt chết theo. Hoạt động bạo lực ở Bắc Ireland gia tăng. Mặc cho áp lực trong nước và quốc tế ngày càng tăng, bà Thatcher vẫn lạnh lùng trả lời: "Họ đã tình nguyện được xin chết, cứ để cho họ chết. Nhà đương cục tôn trọng ý kiến cá nhân họ, song những yêu cầu họ nêu ra thì không thể chấp nhận được".

Cuối cùng thì vụ tuyệt thực kéo dài 7 tháng cũng kết thúc. Khi nhận được tin này, bà Thatcher thở phào nhẹ nhõm. Bà cảm thấy vô cùng phấn khởi, gương mặt bà lộ rõ vẻ đắc ý

Mai Hiền
.
.