Ở Paris

Thứ Bảy, 08/04/2006, 11:00
Với sự hồi hộp đã lâu không trải qua, ông ta theo nàng ngồi vào chiếc xe ngựa tranh tối tranh sáng, thoang thoảng mùi dạ nỉ ẩm. Ở chỗ ngoặt, xe ngựa lắc mạnh. Ông như vô tình giữ lấy eo nàng, cảm nhận rõ mùi son phấn từ cổ, thấy đôi chân to tướng trong áo choàng dài, ánh lóe của cặp mắt đen và đôi môi đầy đặn, đẫm son đỏ.

Lúc ông ta đội mũ, đi trên phố hay đứng trong toa tàu điện ngầm, không thấy rõ mái tóc cắt ngắn hung hung đỏ có những sợi lóng lánh, qua vẻ tươi tỉnh của gương mặt gầy, nhẵn nhụi, thân hình cao xương xương cứng đơ trong chiếc măngtô không thấm, có thể đoán ông không quá bốn mươi. Chỉ cặp mắt xám nhạt luôn chứa một nỗi buồn khô khốc nói lên rằng ông là một người đã nếm trải nhiều trong cuộc đời. Mọi người biết rằng ông bị vợ bỏ lúc còn ở Côngxtăngtinốp và mang mãi vết thương lòng khôn nguôi từ ngày ấy.

Cuối thu, vào một buổi chiều Pari ẩm ướt, người đàn ông tạt vào ăn trưa tại một tiệm ăn Nga nhỏ nằm ở trong những ngõ tối tăm.

Văn học Nga thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được xem như một “tập đại thành”của nền văn học thế giới. Bên cạnh những tên tuổi như Puskin, Lécmôntốp, Gôgôn, Đốtxtôiépxki, Tônxôi, Sêkhốp,... Ivan Bunhin là một đỉnh cao của “tập đại thành văn học” ấy. Có thể coi ông là người đại diện tiêu biểu xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển Nga, người đã đem lại cho văn chương những giá trị vĩnh hằng của cái Đẹp. Năm 1933, Bunhin là nhà văn Nga đầu tiên được tặng giải thưởng Nobel về Văn học.

Đột ngột phía góc phòng bừng sáng, khách thấy một phụ nữ trạc ba mươi tuổi, tiến lại gần, vẻ nhã nhặn đến dửng dưng. Tóc chị ta đen nhánh rẽ đường ngôi thẳng, cặp mắt đen với chiếc tạp dề trắng trên nền váy thẫm.

- Bonjour, monsieur (xin chào ngài) – Người phục vụ nói bằng giọng dễ mến.

Vẻ duyên dáng của thiếu phụ làm khách luống cuống, vụng về trả lời:

- Bonjour… Nhưng chị là người Nga cơ mà?

- Vâng, người Nga. Xin lỗi, tôi được huấn luyện thói quen nói với khách hàng bằng tiếng Pháp.

- Quán của chị có nhiều khách Pháp không?

- Khá nhiều, tất cả chắc chắn sẽ hỏi món dưa chuột, thậm chí cả món canh củ cải đỏ. Ngài đã chọn món gì chưa?

- Chưa, ở đây có nhiều món quá… Chị khuyên tôi nên chọn thứ nào?

Thiếu phụ bắt đầu kể bằng cái giọng đều đều, thuộc lòng:

- Hôm nay chúng tôi có súp bắp cải, thịt băm viên theo kiểu Kôzắc… có thể ăn món kalet bê dần, nếu ngài muốn có cả thịt nước kiểu karchi.

- Tuyệt. Làm ơn cho tôi súp bắp cải và thịt băm viên.

Chị phục vụ nhấc quyển sổ nhỏ treo ở ngang lưng, dùng mẩu bút chì ghi vào đó. Tay người đàn bà trắng muốt, dáng xinh xắn, quần áo không mới nhưng rõ ràng là xuất thân từ một gia đình khá giả.

- Còn rượu vang ngài yêu cầu loại nào?

- Vang đỏ. Loại bình thường khách vẫn uống.

Thiếu phụ đánh dấu vào cuốn sổ nhỏ rồi nhấc bình nước từ bàn đặt lên trước mặt khách. Khách lắc đầu quầy quậy:

- Không, không, cảm ơn. Tôi không uống vang pha với nước. (L’eau gâte le vin comme la charette le chemin et la femme l’âme). Nước làm hỏng rượu vang cũng như xe bò làm hỏng con đường và người phụ nữ làm hỏng tâm hồn.

- Ngài có ý kiến rất hay về chúng tôi! – Người phụ nữ thờ ơ trả lời và đi lấy cá trích, rượu vang. Ông khách nhìn theo nàng, vẻ nhịp nhàng, chiếc váy đen đung đưa trên lối đi…

Ngày tiếp theo khách lại đến và ngồi tại cái bàn nhỏ của mình. Thiếu phụ tiến đến ông ta với nụ cười dịu dàng như với một người đã quen thuộc.

- Xin chào ngài. Thật tuyệt là ngài đã thích cửa hàng chúng tôi.

Khách hơi nhổm dậy, vui vẻ:

- Chị khỏe chứ? Tôi rất thích cửa hàng này. Quý danh của chị là gì vậy?

- Onga Alếchxăngđrốpna. Thế còn ngài, cho phép tôi được biết?

- Nhikôlai Platômich.

Họ bắt tay nhau.

Buổi chiều thứ ba, ông ta hỏi:

- Chị có hay xem phim không?

Thiếu phụ đặt lên bàn bát xúp củ cải đỏ và trả lời:

- Thỉnh thoảng mới có phim hay.

- Này, hiện nay đang chiếu ở rạp “Etoile” nào đó phim đặc biệt, mọi người nói thế. Chị có muốn chúng ta cùng đi xem không? Chắc chị có ngày nghỉ?

- Merci (cảm ơn), tôi được nghỉ thứ hai hàng tuần.

- Được, chúng mình sẽ đi xem vào thứ hai. Hôm nay bao nhiêu? Thứ bảy? Tức là ngày kia. Chị đồng ý chứ?

- Đồng ý.

- Merci (cảm ơn).--PageBreak--

Chiều thứ hai, trời mưa, bầu trời Pari sương mù đỏ vẩn. Từ trong xe điện ngầm thổi ra một thứ gió ngột ngạt, đám đông dày đặc, đen ngòm đang nhích dần lên theo từng bậc thang, tạo ra những cái ô nhỏ trên đường đi. Từ phía sau, bằng thứ âm trầm thấp, ành ạch của loài vịt, người bán báo hét lên inh ỏi tên những số báo mới của buổi chiều.

Minh họa của Lương Xuân Đoàn

Bất ngờ, nàng hiện ra từ đám đông đang chuyển động dần lên. Người đàn ông sung sướng chạy về phía thiếu phụ để đón:

- Onga Alếchxăngđrốpna.

Với sự hồi hộp đã lâu không trải qua, ông ta theo nàng ngồi vào chiếc xe ngựa tranh tối tranh sáng, thoang thoảng mùi dạ nỉ ẩm. Ở chỗ ngoặt, xe ngựa lắc mạnh, phía trong người đàn bà phải chớp mắt vì bị pha đèn chiếu sáng. Ông như vô tình giữ lấy eo nàng, cảm nhận rõ mùi son phấn từ cổ, thấy đôi chân to tướng trong áo choàng dài, ánh lóe của cặp mắt đen và đôi môi đầy đặn, đẫm son đỏ: hoàn toàn là một người phụ nữ khác giờ đây đang ngồi cạnh mình.

Trong gian phòng tối om, cùng nhìn lên màn ảnh trắng sáng, họ thì thầm chuyện gẫu:

- Chị sống một mình hay sống chung cùng bạn gái?

- Một mình. Thật đáng sợ. Hotel nhỏ thì sạch và ấm, nhưng anh cũng biết đấy, một người phụ nữ thì đi đâu được vào ban đêm hay lúc một giờ sáng. Chúa mới biết phía dưới kia ở đâu đó có một ngọn đèn đường trong mưa… Còn anh, tất nhiên chưa vợ và cũng sống trong hotel?

- Tôi có một căn hộ nhỏ ở Pari. Sống một mình. Vợ tôi bỏ tôi khi hãy còn ở Côngxtăngtinốp. Sự cô độc thật là khủng khiếp.

- Anh không nói đùa chứ?

- Không đùa tí nào. Chuyện bình thường thôi. Qui se marie par amour a bonnesmuts et mauvais jours (Ai lấy vợ vì tình yêu thì đêm sướng, ngày khổ). Tôi thì cũng có chuyện này nọ nhưng rất ít. Cô ấy bỏ tôi vào năm thứ hai của cuộc hôn nhân.

- Chị ấy giờ ở đâu?

- Tôi cũng không biết…

- Ai lo cho anh việc cơm nước?

- Việc cơm nước rất giản dị. Tự tôi pha cà phê, tự chuẩn bị bữa ăn.

- Tội nghiệp - Nàng nói, bóp tay ông. Và họ ngồi rất lâu như vậy, tay trong tay, dính kết với nhau bởi một thứ ánh sáng lờ mờ, bởi vị trí ghế kê liền sát, làm bộ như đang theo dõi trên màn ảnh, nơi mà ánh sáng từ trong cabin ở bức tường đằng sau bay tới ngang qua đầu họ bằng một dải khói xanh trắng. Người đàn ông cúi xuống nàng:

- Này, chúng ta đi đâu đi? Đến Môngpácnátxơ chẳng hạn, ở đây khó chịu quá và chẳng có gì để thở?

Thiếu phụ gật đầu, xỏ găng tay.

Ở quán ăn tự chọn “Coupole”, họ ăn món sò và sau đó là gà gô với vang đỏ. Hút khá nhiều. Cái gạt tàn tràn ngập những đầu mẩu đầu thuốc dang dở đỏ thẫm màu huyết dụ.

Lúc hóa đơn thanh toán đưa ra, nàng chăm chú nhìn và yêu cầu trả “puốcboa” không quá mười phần trăm. Sau đó cả hai bỗng cảm thấy thật lạ lùng nếu phải chia tay nhau sau nửa giờ đồng hồ nữa.

- Chị đến nhà tôi chơi đi – Người đàn ông rầu rầu nói – Chúng ta sẽ còn trao đổi…

- Vâng, vâng… - Thiếu phụ trả lời, đứng dậy, khoác tay ông và áp chặt vào mình. Tới nhà ông hai người vào tiền sảnh sáng đèn rồi chui vào cái thang máy chật hẹp, chậm chạp trườn lên và ôm lấy nhau, hôn khe khẽ. Người đàn ông kịp tra được chìa vào ổ khóa căn phòng trong lúc chưa bật điện, đưa nàng vào nơi đặt giày dép, sau đó vào phòng ăn nhỏ chỉ có một ngọn đèn đang cháy, buồn bã trong bộ đèn chùm. Gương mặt cả hai đều mệt mỏi.

Người đàn ông đề nghị tiếp tục uống rượu vang.

- Không, anh thân mến – Nàng nói – Em không thể uống hơn nữa.

Ông khẩn khoản:

- Chúng mình chỉ uống từng cốc một thôi. Tôi có loại vang trắng tuyệt hảo đang để ở sau cửa sổ kia kìa.

- Anh uống đi, anh thân yêu, em thay đồ và tắm rửa một chút. Rồi sẽ đi ngủ. Chúng ta không phải trẻ nữa. Em nghĩ rằng anh biết rõ em đồng ý đến với anh một lần… Thật ra việc gì chúng ta phải chia tay ngay.

Ông ta không trả lời được vì hồi hộp, im lặng dẫn thiếu phụ vào phòng ngủ, bật đèn và đưa vào buồng tắm có cánh cửa hé mở về phía phòng ngủ. Đèn ở đây rất sáng, khắp nơi tràn ngập sự ấm áp được chảy ra từ lò sưởi.

Trên mái nhà, mưa đập nhanh và đều đặn. Thiếu phụ lập tức trút bỏ áo dài qua đầu.

Ông ra ngoài, uống liền tù tì hai cốc vại vang chát, lạnh buốt rồi không tự chủ được, lại đi vào phòng ngủ. Trong phòng ngủ, tấm gương lớn đối diện trên tường phản chiếu rõ mồn một buồng tắm rực rỡ. Quay lưng lại phía ông, thiếu phụ cúi xuống bồn rửa mặt, lau cổ và ngực, tất cả trần truồng, trắng muốt, mạnh mẽ.

- Không được vào! – Nàng nói, choàng vội lấy khăn tắm, nhưng không che được bộ ngực săn chắc, bụng trắng nhễu khỏe mạnh, bộ mông trắng tròn căng, rồi tiến đến ôm lấy ông như một người vợ. Và ông cũng ôm lấy nàng, toàn thân lạnh buốt như ôm vợ, hôn vào bộ ngực ẩm ướt thoang thoảng mùi xà phòng, vào mắt, vào đôi môi đã rửa sạch son phấn.

Một ngày sau, thiếu phụ nghỉ việc để dọn dẹp đến ở hẳn với ông.

Có lần, vào mùa đông, ông thuyết phục nàng để ông gửi vào quỹ tiết kiệm của nàng tại Liông tất cả số tiền ông kiếm được.

- Đề phòng trước bao giờ cũng hơn…- Ông nói – L’amour fei danser les ânes (có tình yêu, đến cả con lừa cũng biết nhảy múa), tôi cảm thấy mình như ở tuổi hai mươi. Nhưng có ít quá không, những điều có thể…

Ngày thứ ba của lễ Phục sinh, ông chết đột ngột trên toa tàu điện ngầm - đang đọc báo bỗng ngửa đầu ra lưng ghế, mắt lạc đi…

Sau đám tang, khi thiếu phụ từ nghĩa địa trở về đã là một ngày xuân tuyệt đẹp, vòm trời Pari mềm mại, buông lững lờ đâu đó áng mây xuân; và tất cả như đang nói về cuộc sống của tuổi trẻ, cuộc sống của vĩnh cửu - về một phần đời đã kết thúc của nàng.

Ở nhà, thiếu phụ bắt đầu dọn dẹp căn hộ. Ngoài hành lang, trên giá, nàng nhìn thấy cái áo choàng mùa hè đã lâu của ông, màu xám, lót đỏ. Nàng tháo nó ra khỏi mắc áo, ép chặt vào mặt, ngồi bệt xuống sân, áp chặt nữa, toàn thân rung lên vì thổn thức, bật kêu cầu nguyện cho ai đó

Nguyễn Thiên Việt (lược dịch)
.
.